Kinhnghiệm thế giới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 45)

8. Kết cấu của luận án

1.4.1. Kinhnghiệm thế giới

Phân tích HQKD là một trong những nội dung rất được coi trọng trên thế giới bởi thông tin đem lại từ phân tích HQKD có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với các NQL mà còn thu hút đông đảo sự quan tâm của các đối tượng khác đặc biệt đối với các NĐT trong nước cũng như nước ngoài,... Các NĐT nước ngoài thường lựa chọn phương thức thức đầu tư vào các DN niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán bởi độ tin cậy và tính minh bạch của thông tin cao. Quyết định của họ đưa ra dựa trên các thông tin về HQKD được cung cấp bởi các DN. Vì vậy, thông tin về phân tích HQKD cần phải chính xác để đưa ra được các quyết định đúng đắn. Do đó, phân tích HQKD được các nhà phân tích trên thế giới đặc biệt coi trọng. Kinh nghiệm phân tích HQKD của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán của một số nước tiên tiến như nước Anh, Mỹ và Trung Quốc sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào các DN Việt Nam đặc biệt là các DN có niêm yết trên TTCK. Về cơ bản, cơ sở dữ liệu dùng cho phân tích, phương pháp và quy trình phân tích tại các nước không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên nội dung cùng hệ thống chỉ tiêu phân tích tại các nước đã có sự khác biệt và đây cũng là yếu tố được các DN tại các nước này rất chú trọng khi lựa chọn để phân tích cụ thể:

Về nội dung phân tích:

Tại Anh: được biết đến là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giớ i trong đó lĩnh vực về tài chính - kế toán. Đây là lĩnh vực hàng đầu thế giới và đi đầu về tốc độ phát triển. Ngoài ra, Anh cũng là một trong những nước có cơ sở giao dịch chứng khoán lâu đời nhất thế giới với nhiều Công ty trong Liên Hiệp Anh và ở nước ngoài. Kinh nghiệm phân tích HQKD tại Anh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phân tích HQKD của các DN Việt Nam. Nội dung phân tích tại các DN Anh niêm yết trên TTCK tập trung vào nội dung chính gồm: phân tích khả năng sinh lời và thu nhập, phân tích năng lực hoạt động và phân tích hiệu quả đầu tư của cổ đông [46].

Về nội dung phân tích khả năng sinh lợi và thu nhập: Đây là nội dung đầu tiên được các nhà phân tích xem xét khi đánh giá HQKD của một DN bởi nội dung này sẽ cho biết hoạt động kinh doanh của DN có đem lại lợi nhuận hay thua lỗ và số lỗ của năm nay có sự thay đổi như thế nào so với năm trước. Với nội dung này chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi gồm: khả năng sinh lợi của vốn sử dụng và khả năng sinh lợi của VCSH.

Khả năng sinh lợi của vốn sử dụng (ROCE): cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ số vốn DN đã sử dụng. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia (:) cho vốn sử dụng. Trong đó, vốn sử dụng được tính bằng vốn đầu tư của cổ đông cộng (+) với các khoản nợ và vay dài hạn hoặc được tính bằng tổng tài sản trừ (-) đi nợ ngắn hạn, đây chính là nguồn vốn có tính chất ổn

định mà DN sử dụng vào hoạt động SXKD. Khi phân tích ROCE nhà phân tích sẽ tiến hành so sánh sự thay đổi của ROCE năm nay so với năm trước, so sánh với các DN khác cùng ngành, so sánh với tỷ lệ vay vốn trên thị trường. Việc so sánh này để xem xét khả năng sinh lợi từ vốn sử dụng của công ty có cao hơn số vốn vay hay không và xem liệu việc vay vốn có thực sự cần thiết không vì chẳng công ty nào đi vay vốn nếu lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ trả tiền lãi vay. Song, nếu tỷ lệ sinh lời của công ty đã cao hơn lãi vay vốn thì liệu công ty đã khai thác hết lợi thế cạnh tranh để có thể tăng tỷ lệ này hay không.

Khả năng sinh lợi của VCSH (ROE): thường ít được sử dụng hơn so với chỉ tiêu ROCE và không được sử dụng rộng rãi ở Anh vì có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của VCSH hơn chỉ tiêu này như EPS - thu nhập trên mỗi cổ phần, mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu, ….

Về nội dung phân tích năng lực hoạt động: Khi phân tích nội dung này các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu là thời gian một vòng quay của khoản phải thu hay chính là số ngày thu tiền bình quân, số vòng quay hàng tồn kho và thời gian một vòng quay của khoản phải trả,…

Về nội dung phân tích hiệu quả đầu tư của cổ đông: Theo các nhà phân tích tại Anh, hiệu quả đầu tư vào các DN đã được niêm yết trên TTCK không chỉ dừng lại ở những số liệu kế toán công bố mà nó phải được xem xét theo giá trên thị trường. Do vậy, để đánh giá hiệu quả đầu tư của cổ đông sử dụng các chỉ tiêu bao gồm: Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS); hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E); mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu; mức cổ tức so với giá thị trường của cổ phiếu.

Ngoài những chỉ tiêu kể trên, Anh là một quốc gia phát triển và rất coi trọng vấn đề về ô nhiễm môi trường trong sản xuất nghĩa là sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi phân tích HQKD các nhà phân tích sẽ kết hợp phân tích nội dung phản ánh HQMT thông qua những chỉ tiêu phản ánh HQMT.

Tại Mỹ: là nước là nước có nền kinh tế thị trường phát triển và rất năng động, phân tích HQKD là một công cụ quan trọng, cung cấp thông tin hữu ích cho những đối tượng quan tâm để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. TTCK Mỹ yêu cầu tính minh bạch cao, thông tin có độ chính xác cao và phải được cung cấp kịp thời,đúng thời hạn. Nội dung phân tích HQKD của các DN niêm yết trên TTCK bao gồm 02 nội dung: phân tích năng lực hoạt động và phân tích khả năng sinh lợi [47].

Về nội dung phân tích năng lực hoạt động: nội dung này nhằm đánh giá khả năng sử dụng các nguồn lực kinh tế của đơn vị và được thể hiện qua các chỉ số phản ánh vòng quay và thời gian quay vòng củ a các đối tượng. Trong đó nhóm chỉ tiêu phản ánh vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hiệu suất hoạt động của DN. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động được trình bày trong bảng 1.2:

Bảng 1.2: Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động

STT Tên chỉ tiêu

1 Số vòng quay của hàng tồn kho (inventory turnover)

2 Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho (days of inventory on

hand)

3 Số vòng quay của các khoản phải thu (receivables turnover)

4 Thời gian một vòng quay của các khoản phải thu (days of sale

oustanding)

5 Số vòng quay các khoản phải trả (payable turnover)

6 Thời gian một vòng quay của các khoản phải trả (number of days

of payable)

7 Số vòng quay tổng tài sản (total asset turnover)

8 Số vòng quay của TSCĐ (fixed asset turnover)

9 Số vòng quay vốn hoạt động (working capital turnover)

dưới đây khi phân tích khả năng sinh lợi được thể hiện tại bảng 1.3.

Bảng 1.3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi

STT Tên chỉ tiêu Cách tính Ý nghĩa

1

Khả năng sinh lợi của doanh thu (ROS)

LNST/LN gộp Chỉ số này cho biết một đơn vị doanh thu

DN thu được sẽ có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Doanh thu thuần

2 Khả năng sinh lợi của tài

sản (ROA) LNST

Chỉ số này cho biết một đơn vị tài sản DN bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Tổng tài sản bình quân

3 Khả năng sinh lợi của vốn

chủ sở hữu (ROE)

LNST Chỉ số này cho biết một đơn vị VCSH DN

bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

VCSH bình quân

4 Khả năng sinh lợi của vốn

đầu tư (ROI) Lợi nhuận trước thuế

Chỉ số này cho biết một đơn vị vốn đầu tư DN bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Tổng vốn bình quân

Cũng giống nước Anh, tại Mỹ vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt được chú trọng, Chính phủ yêu cầu các DNSX phải đảm bảo hạn chế tối thiểu tác hại của sản xuất gây ra cho môi trường. Vì vậy, vấn đề này được các DN rất coi trọng và các DN luôn đầu tư hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa tác hại gây ra cho môi trường. Đây là một tiêu chí quan trọng khi phân tích HQKD của DN.

Tại Trung Quốc: là một trong những có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới và có tốc độ tăng trưởng nhanh với số lượng lớn các DN niêm yết trên TTCK Trung Quốc đang hoạt động có hiệu quả. Phân tích HQKD là một công cụ rất được các DN Trung Quốc đặc biệt quan tâm để phục vụ cho việc đưa ra các chính sách phát triển DN. Phân tích HQKD tại các DN niêm yết ở Trung Quốc tập trung vào 2 nội dung chính là phân tích hiệu quả hoạt động của các nguồn lực (năng lực hoạt động) và phân tích khả năng sinh lợi [45]. Để đánh hiệu quả hoạt động của các nguồn lực các nhà phân tích tại các công ty Trung Quốc tập trung phân tích các chỉ tiêu:

- Số vòng quay của tổng tài sản

- Số vòng quay HTK, thời gian 1 vòng quay của HTK

- Số vòng quay của các khoản phải thu

- Số vòng quay của các khoản phải trả.

Bên cạnh đó các nhà phân tích còn sử dụng chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng lao động thông qua hai chỉ tiêu là hiệu quả sử dụng lao động tính theo doanhthu thực, được xác định bằng tổng doanh thu thực chia (:) cho tổng số lao động. Trong đó, doanh thu thực được tính bằng doanh thu trên sổ kế toán chia (:) cho chỉ số giá cả tiêu dùng hay chỉ tiêu phản ánh hiệu sử dụng lao động tính theo lợi nhuận ròng, được xác định bằng lợi nhuận ròng thực chia (:) cho tổng số lao động. Trong đó, lợi nhuận ròng thực được xác định bằng lợi nhuận ròng trước thuế chia (:) cho chỉ số giá tiêu dùng. Bằng cách sử dụng doanh thu thực và lợi nhuận ròng thực để tính toán chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động đã loại trừ được yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến HQKD của công ty.

Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi tập trung vào các chỉ tiêu chủ yếu như hệ số khả năng sinh lợi của tài sản (ROA), hệ số khả năng sinh lời của VCSH (ROE), hệ số khả năng sinh lợi vốn vay, hệ số lợi nhuận biên trên tài sản ròng, hệ số lợi nhuận biên trên lãi vay, hệ số lợi nhuận biên trên doanh thu. Trong đó hệ số ROA và ROE là 2 chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá mức độ thành công của công ty trên thị trường. Hơn nữa, tại Trung Quốc cũng yêu cầu các công ty niêm yết phải có các báo cáo về HQXH đặc biệt là mức đóng góp bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống xã hội.

Về cơ sở dữ liệu cho phân tích: Trước khi tiến hành phân tích HQKD yêu cầu các nhà phân tích sẽ phải thu thập đầy đủ dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích nhằm đạt được kết quả đầy đủ, chính xác. Dữ liệu chính được sử dụng khi phân tích là các báo cáo trong hệ thống BCTC bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo thu nhập) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hay còn gọi là báo cáo ngân lưu). Trong quá trình phân tích các nhà phân tích kết hợp thêm với các tài liệu về báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo quản trị và các báo cáo chung của ngành như báo cáo so sánh các đối thủ cạnh tranh trong ngành, báo cáo về thông số doanh thu,…. Ngoại trừ Mỹ thì rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Anh và Trung Quốc là các nước đã và đang áp dụng gần như toàn bộ IFRS vào các khuôn khổ BCTC. BCTC có thể được xem là nguồn thông tin chủ đạo cho các NĐT trên

TTCK khi lựa chọn đầu tư. Việc triển khai áp dụng các chuẩn mực lập BCTC theo IFRS làm rút ngắn khoảng cách sự khác biệt giữa các nước về chế độ và chuẩn mực kế toán riêng của mỗi nước mà thay vào đó sẽ có một sự thống nhất về khuôn khổ BCTC trên toàn cầu giúp việc so sánh các thông tin tài chính được dễ dàng và có thể so sánh được. Điều này sẽ tạo điều kiện giúp các DN của mỗi nước minh bạch hơn nữa về tài chính và quản lý rủi ro tốt hơn.

Về phương pháp phân tích: Phương pháp được tất cả các nhà phân tích sử dụng là phương pháp so sánh. Một số nhà phân tích kết hợp sử dụng phương pháp phân tích tỷ số - dựa vào các số liệu trên BCTC để xác định các tỷ số đánh giá HQKD, phương pháp biểu đồ và phương pháp Dupont. Khi sử dụng phương pháp so sánh thì thời gian sử dụng so sánh từ 5 năm đến 10 năm và phải được so sánh với các DN khác tương tự và so sánh với số liệu bình quân của ngành. Hiện nay, phương pháp dự báo bằng mô hình kinh tế lượng rất được các nước coi trọng bởi phương pháp này giúp dự báo các chỉ tiêu phân tích có độ chính xác cao từ đó giúp DN đưa ra các kế hoạch sản xuất cũng như chiến lược phát triển dựa trên căn cứ đáng tin cậy.

Về quy trình phân tích: Mỗi nước thực hiện quy trình phân tích không hoàn toàn giống nhau và chưa có sự thống nhất cụ thể từng bước công việc phải thực hiện. Tuy nhiên các công việc chính diễn ra về cơ bản có sự tương đồng bởi các công việc phân tích HQKD sẽ do một bộ phận phân tích độc lập đảm nhận cụ thể:

(1) Xác định mục đích của hoạt động phân tích, lập kế hoạch phân tích chi tiết và thu thập dữ liệu có liên quan; (2) Tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính bằng các phương pháp phân tích khác nhau; (3) Tổng hợp và viết báo cáo phân tích sau đó lưu trữ.

1.4.2.Bài học cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm phân tích HQKD của một số nước tiên tiến trên thế giới, luận án rút ra một số bài học làm cơ sở để hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn về HQKD và phân tích HQKD giúp DN hướng đến sự phát triển ổn định và bền vững như sau.

Về cơ sở dữ liệu phân tích: Quá trình phân tích HQKD có thể cung cấp thông tin có chất lượng và thực sự hữu ích cho những người quan tâm đòi hỏi cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích phải được thu thập từ nhiều nguồn một cách đầy đủ, chính xác bao gồm tất cả các thông tin bên trong và bên ngoài DN có liên quan đến nội dung phân tích. Thông tin được cung cấp phải đảm bảo có tính thống nhất và có thể so sánh được mà BCTC là nguồn dữ liệu quan trọng của quá trình phân tích HQKD. Vì vậy BCTC được lập theo tiêu chuẩn của IFRS trong tương lai gần giúpcác DN Việt Nam tiến gần hơn với các DN trên thế giới trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, từ đó giúp các DN trong nước thu hút thêm nhiều luồng tiền của các NĐT trong và ngoài nước.

Về nội dung phân tích: các DN cần xây dựng nội dung cùng hệ thống chỉ tiêu phân tích phải gắn với tính chấ t đặc thù của ngành nghề sản xuất kinh doanh. Với các DNSX nói chung và DNSX xi măng nói riêng có tỷ lệ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn vì thế trong quá trình phân tích cần phải phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đối với môi trường. Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu phân tích HQKD cần phải có các chỉ tiêu mang tính so sánh, các chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng… để các chủ thể sử dụng có thể đánh giá tính ổn định và bền vững trong sự phát triển của DN. Trong quá trình phân tích HQKD cần so sánh với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành nhằm gia tăng ý nghĩa của phân tích và đây cũng là cơ sở đáng tin cậy để các DN thấy được vị thế thực tại của chính DN đang đứng ở vị trí nào so với các DN khác cùng ngành. Tuy nhiên, bản thân mỗi DN không thể tự xây dựng được số liệu bình quân của ngành, của lĩnh vực. Điều này, đòi hỏi các ngành cần nỗ lực xây dựng được các chỉ tiêu trung bình của từng ngành là hết sức cần thiết. Từ đó, mỗi DN sẽ có thêm căn cứ chắc chắn để đánh giá một cách khách quan, chính xác HQKD của DN mình.

Về quy trình phân tích: với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cánh mạng công nghệ số 4.0 như hiện nay đòi hỏi phân tích HQKD của các DN Việt Nam phải xây dựng được quy trình phân tích khoa học tích hợp với các phần mềm phân tích tiên tiến nhằm đem lại kết quả nhanh chóng và chính xác cho người sử dụng, hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình phân tích và việc phân tích HQKD được chuyên môn hóa. Các bước trong quy trình phân tích đều phải thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 45)

w