Thực trạng nội dung phântích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 58 - 74)

8. Kết cấu của luận án

2.2.2. Thực trạng nội dung phântích

2.2.2.1. Nội dung phân tích theo quy định của pháp luật hiện hành

Đối với các CTCP niêm yết trên TTCK nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng thì việc công bố thông tin trên TTCK Việt Nam hiện nay đều phải tuân thủ Luật chứng khoán mới nhất số 54/2019/QH14 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2019 và Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 về hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK cũng như việc lập BCTN. Trong thông tư nêu rõ một số chỉ tiêu mà các DN phải thực hiện tập trung vào hai nội dung chính là phân tích năng lực hoạt động và phân tích khả năng sinh lợi được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phản ánh HQKD cơ bản theo qui định của pháp luật

(Nguồn: Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015)

thấy rằng vẫn còn 2/18 DN không thực hiện phân tích đầy đủ các chỉ tiêu theo hướng dẫn là công ty có mã chứng khoán TBX và SDY. Đây là những DN có qui mô vốn rất nhỏ trong số các DNSX xi măng. Những DN này chỉ đi vào phân tích một vài các chỉ tiêu cơ bản phản ánh khả năng sinh lợi. Kết quả thực hiện phân tích các chỉ tiêu cơ bản theo qui định của pháp luật được thể hiện qua hình 2.10.

Hình 2.10: Tỷ lệ DN thực hiện phân tích HQKD theo qui định của pháp luật

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát và BCTN của các DN)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy hầu hết các DNSX xi măng niêm yết đều tuân thủ thực hiện phân tích các chỉ tiêu cơ bản theo qui định của pháp luật chiếm 89%,

số còn lại 11% DN còn lại chưa thực hiện phân tích đầy đủ. Thông qua kết quả khảo sát tác giả cũng thấy rằng có DN còn tính toán chưa đúng như trong cách tính chỉ tiêu ROE = LNST/Nguồn vốn chủ sở hữu trong khi đó mẫu số phải được tính là vốn chủ sở hữu bình quân. Hơn nữa, trong quá trình phỏng vấn các nhà phân tích có đưa ra đề xuất là nên thay thế chỉ tiêu hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần bởi chỉ tiêu hệ số sinh lợi của tổng chi phí vào chỉ tiêu bắt buộc.

2.2.2.2. Nội dung phân tích dưới góc độ hiệu quả kinh tế

Đánh giá khái quát HQKD:

Căn cứ vào số liệu trên báo cáo KQHĐKD là cơ sở giúp các nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát về tình hình kinh doanh của DN sau một kỳ kế toán đồng thời giúp DN có thể đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của DN qua các kỳ khác nhau và trong tương lai.

Các nhà phân tích thực hiện phân tích bằng cách tính toán một số chỉ tiêu dựa trên báo cáo KQHĐKD năm nay so với năm trước bằng phương pháp so sánh tương đối giản đơn để tính ra được biến động giữa hai năm liền kề. Dựa trên kết quả đã tính toán được các nhà phân tích đưa ra một số những nhận xét cơ bản về HQKD của DN trong năm vừa qua.

Từ kết quả khảo sát và chạy phần mềm SPSS về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của nhân viên phân tích về đánh giá khái quát HQKD được thể hiện tại Bảng 2.2 và Bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.2: Mức độ quan trọng về đánh giá khái quát HQKD

Mức độ quan trọng của chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Mã hóa Nội dung chỉ tiêu N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Variance

KQKD01 Tỷ suất giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần 18 3 5 4.22 0.707 0.5

KQKD02 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên

doanh thu thuần 18 3 5 4.44 0.707 0.5

KQKD03 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh

thu thuần từ HĐKD 18 3 5 4.5 0.778 0.605

KQKD04 Tỷ suất chi phí trên tổng

doanh thu 18 3 5 4.44 0.511 0.261

Valid N

(listwise) 18

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Nhìn vào Bảng 2.2 cho thấy nhóm các chỉ tiêu phản ánh khái quát HQKD được các nhà phân tích đặc biệt quan tâm. Kết quả thống kê cho thấy các chỉ tiêu thuộc nhóm này đều có giá trị trung bình dao động từ 4.22 đến 4.5 trong đó giá trị nhỏ nhất là 3 và giá trị lớn nhất là 5. Có thể thấy các giá trị trung bình đều lớn hơn 4 - mức quan trọng chứng tỏ hầu hết các nhà phân tích trong các DNSX xi măng niêm yết đều đánh giá các chỉ tiêu thuộc nhóm này là quan trọng đến rất quan trọng. Trong tất cả các chỉ tiêu thuộc nhóm này thì chỉ tiêu về lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần từ HĐKD được đánh giá cao nhất với mức độ quan trọng trung bình là 4.5.

Bảng 2.3: Mức độ thực hiện về đánh giá khái quát HQKD

Mã hóa Nội dung chỉ tiêu N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Variance

KQKD01 Tỷ suất giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần 18 2 4 3 1.029 1.059

KQKD02 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên

doanh thu thuần 18 2 4 3.11 0.767 0.588

KQKD03 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

thuần từ HĐKD 18 3 5 3.39 0.778 0.605

KQKD04 Tỷ suất chi phí trên tổng

doanh thu 18 2 4 3.06 0.752 0.565

Valid N

(listwise) 18

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Nhìn vào Bảng 2.3 cho thấy nhóm các chỉ tiêu phản ánh khái quát HQKD được các nhà phân tích thực hiện trung bình hàng quý hoặc hàng tháng tùy thuộc vào từng DN. Kết quả thống kê cho thấy các chỉ tiêu thuộc nhóm này đều có giá trị trung bình dao động từ 3.0 đến 3.39 trong đó giá trị nhỏ nhất là 2 và giá trị lớn nhất là 5. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần từ HĐKD có giá trị trung bình lớn nhất là 3,39 chứng tỏ các nhà phân tích của các DNSX xi măng niêm yết thực hiện phân tích chỉ tiêu này thông thường theo quý hoặc theo tháng. Nhóm các chỉ tiêu này cũng được các NQL sử dụng một cách thường xuyên cụ thểtrong tổng số 36 phiếu khảo sát của NQL nhận được thì tần suất sử dụng các chỉ tiêu thuộc nhóm này một cách thường xuyên chiếm từ 83% đến 94%. Trong khi đó NĐT chỉ sử dụng hai chỉ tiêu là tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần từ HĐKD với xác suất thấp hơn là 75% và 80%.

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phân tích các chỉ tiêu thuộc nhóm này, tác giả lấy dẫn chứng bởi hai công ty có mã chứng khoán là BCC - đại diện cho công ty thuộc nhóm có quy mô vốn lớn nhất và TBX - đại diện cho công ty thuộc nhóm có quy mô vốn nhỏ nhất thể hiện trong Bảng 2.4 và Bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.4: Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Bỉm Sơn - BCC

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 % tăng

giảm

1. Tỷ suất giá vốn hàng bán

trên doanh thu thuần % 85.49% 87.47% 2.32%

2. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên

doanh thu thuần % 14.51% 12.53% -13.66%

3. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

thuần từ

HĐKD

% 4.59% 4.05% -11.63%

4. Tỷ suất chi phí trên tổng

doanh thu % 95.75% 96.17% 0.44%

(Nguồn: BCTN và báo cáo phân tích năm 2020 tại CTCP xi măng Bỉm Sơn)

Báo cáo phân tích tại Công ty BCC nhận định rằng năm 2020 HQKD của DN bị giảm nhẹ so với năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19 nên giá cả các yếu tố đầu vào tăng làm gia tăng tất cả các khoản chi phí. Doanh thu thuần năm 2020 tăng so với năm 2019 thể hiện sự nỗ lực rất nhiều của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2020 tăng 2,32% so với năm 2019.

Bảng 2.5: Đánh giá khái quát HQKD tại CTCP xi măng Thái Bình - TBX

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 % tăng

giảm

1. Doanh thu thuần vể bán hàng và cung cấp dịch vụ

VND 57.683.711.320 20.497.551.691 -64%

2. Lợi nhuận trước thuế TNDN VND -709.931.200 -2.062.714.174 191%

3. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần từ HĐKD

% -3,13 -9,85 2,15%

(Nguồn: BCTN năm 2020 tại CTCP xi măng Thái Bình)

Trong BCTN của Công ty TBX, nhà phân tích của TBX tiến hành đánh giá khái quát HQKD và nhận định rằng năm 2020 HQKD của công ty kém hiệu quả do công ty vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid -19 dẫn đến các chỉ tiêu phản ánh khái quát HQKD của Công ty đều không đạt hiệu quả. Doanh thu tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn giảm 64% so với năm 2019 và lợi nhuận thua lỗ tăng 191% so với năm 2019.

Phân tích năng lực hoạt đông:

Khi tiến hành phân tích HQKD thì không thể nào không phân tích các chỉ tiêu về năng lực hoạt động. Phân tích năng lực hoạt động giúp việc đánh giá tính cạnh tranh giữa các DN để thấy được DN nào sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn thì chắc chắn tính cạnh tranh sẽ cao hơn.

Các nhà phân tích thực hiện phân tích năng lực hoạt động thông qua các chỉ tiêu phản ánh vòng quay của nguồn lực và thời gian thực hiện một vòng quay của các nguồn lực đó. Các nhà phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo công thức sau đó so sánh các chỉ tiêu giữa năm nay so với năm trước bằng phương pháp so sánh tương đối giản đơn để tính ra được biến động giữa hai năm liền kề. Dựa trên kết quả đã tính toán được các nhà phân tích đưa ra một số những nhận xét về năng lực hoạt động của DN mình trong năm vừa qua.

Từ kết quả khảo sát và chạy phần mềm SPSS về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của nhân viên phân tích về đánh giá năng lực hoạt động được thể hiện tại Bảng 2.6 và Bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.6: Mức độ quan trọng về đánh giá năng lực hoạt động

Mức độ quan trọng của chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động

Mã hóa Nội dung chỉ tiêu N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Variance

NLHD01 Số vòng quay của hàng tồn

kho 18 3 5 4.17 0.618 0.382

NLHD02 Thời gian một vòng quay

của hàng tồn kho 18 3 5 4.17 0.618 0.382

NLHD03 Số vòng quay của tài sản 18 3 5 3.83 0.618 0.382

NLHD04 Thời gian một vòng quay

của tài sản 18 3 5 3.83 0.618 0.382

NLHD05 Số vòng quay của tài sản

cố định 18 3 5 3.83 0.618 0.382

NLHD06 Thời gian một vòng quay

của tài sản cố định 18 3 5 3.83 0.618 0.382

NLHD07 Số vòng quay của tài sản

dài hạn 18 3 5 3.89 0.583 0.34

NLHD08 Thời gian một vòng quay

của tài sản dài hạn 18 3 5 3.89 0.583 0.34

NLHD09 14. Số vòng quay của các

khoản phải thu 18 3 5 4.17 0.618 0.382

NLHD10 15. Thời gian một vòng

quay của khoản phải thu 18 3 5 4.22 0.647 0.418

NLHD11 16. Số vòng quay của vật

tư dự trữ cho sản xuất 18 3 5 4.11 0.758 0.575

NLHD12 Thời gian một vòng quay của vật tư dự trữ cho sản xuất

18 2 5 4.06 0.873 0.761

Valid N

(listwise) 18

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Nhìn vào Bảng 2.6 cho thấy kết quả thống kê được chia làm 2 phần rõ rệt. Một phần được đánh giá từ mức độ quan trọng trở lên có giá trị trung bình >4 gồm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của hàng tồn kho, các khoản phải thu và vật tư dự trữ cho sản xuất. Phần còn lại có giá trị trung bình xấp xỉ 4 dao động từ 3,83 đến 3,89 là các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản cố định, tài sản dài hạn và tổng tài sản. Từ kết quả thống kê có thể thấy các nhà phân tích chưa coi trọng nhiều năng lực hoạt động của các loại tài sản trong DN. Mức độ thực hiện của các

chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động trong các DNSX xi măng niêm yết được thể hiện tại Bảng 2.6.

Bảng 2.7: Mức độ thực hiện về đánh giá năng lực hoạt động

Mức độ thực hiện của chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động

Mã hóa Nội dung chỉ tiêu N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation Variance

NLHD01 Số vòng quay của hàng tồn

kho 18 1 4 2.67 0.907 0.824

NLHD02 Thời gian một vòng quay

của hàng tồn kho 18 2 4 2.72 0.826 0.683

NLHD03 Số vòng quay của tài sản 18 1 4 2.5 0.857 0.735

NLHD04 Thời gian một vòng quay

của tài sản 18 1 4 2.5 0.857 0.735

NLHD05 Số vòng quay của tài sản

cố định 18 1 4 2.5 0.857 0.735

NLHD06 Thời gian một vòng quay

của tài sản cố định 18 1 4 2.5 0.857 0.735

NLHD07 Số vòng quay của tài sản

dài hạn 18 1 4 2.44 0.784 0.614

NLHD08 Thời gian một vòng quay

của tài sản dài hạn 18 1 4 2.44 0.784 0.614

NLHD09 14. Số vòng quay của các

khoản phải thu 18 2 4 2.94 0.873 0.761

NLHD10 15. Thời gian một vòng

quay của khoản phải thu 18 1 4 2.67 0.907 0.824

NLHD11 16. Số vòng quay của vật

tư dự trữ cho sản xuất 18 2 4 3 0.84 0.706

NLHD12 Thời gian một vòng quay của vật tư dự trữ cho sản xuất

18 2 4 2.78 0.808 0.654

Valid N

(listwise) 18

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Nhìn vào Bảng 2.7 cho thấy cũng có sự tương đồng giữa việc đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện. Đối với các chỉ tiêu thuộc phần được đánh giá mức độ quan trọng cao hơn thì mức độ thực hiện cũng được thực hiện thường xuyên hơn dao động quanh giá trị trung bình từ 2,67 đến 3. Các chỉ tiêu thuộc phần còn lại mức độ thực hiện thấp hơn dao động xung quanh giá trị trung bình từ 2,44 đến 2,5.

Kết quả khảo sát nhận được từ 40 NĐT cho thấy các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động ít khi được sử dụng hoặc không được sử dụng trong các quyết định của họ. Chỉ tiêu thuộc nhóm này được các NĐT sử dụng nhiều nhất là chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu chiếm tỷ lệ thường xuyên sử dụng là 42.5%. Đối với 36 phiếu khảo sát hợp lý của NQL thì chỉ tiêu sử dụng thường xuyên nhất trong việc ra quyết định cũng là chỉ tiêu số vòng quay của các khoản phải thu chiếm 72% sau đó là chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho chiếm tỷ lệ 44%. Tỷ lệ sử dụng các chỉ tiêu về số vòng quay của các đối tượng có tỷ lệ cao hơn nhiều so với chỉ tiêu thời gian thực hiện một vòng quay của từng đối tượng ví dụ nếu chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu có tỷ lệ sử dụng thường xuyên là 72% thì thời gian một vòng quay của khoản phải thu chỉ chiếm tỷ lệ 36%.

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phân tích các chỉ tiêu thuộc nhóm năng lực hoạt động, tác giả thực hiện đánh giá tại hai công ty có mã chứng khoán là CLH và YBC, kết quả thể hiện trong Bảng 2.8 và Bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.8: Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng La Hiên - CLH

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

1. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 43,48 34,84 -8,64

2. Thời gian một vòng quay HTK Ngày 8,4 10,5 2,1

3. Vòng quay tổng tài sản Vòng 2,23 2,33 0,1

4. Vòng quay tài sản dài hạn Vòng 2,63 3,06 0,43

5. Vòng quay các khoản phải thu Vòng 40,48 41,04 0,56

6. Thời gian một vòng quay

khoản phải thu

Ngày 9 8,9 -0,1

(Nguồn: BCTN và báo cáo phân tích năm 2020 tại CTCP xi măng La Hiên)

Báo cáo phân tích về năng lực hoạt động tại Công ty CLH chỉ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu được cho là quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Dựa trên kết quả tính toán cán bộ phân tích đưa ra một vài nhận định như sau: Hiệu quả sử dụng tài sản và thu hồi các khoản nợ của Công ty năm 2020 tốt hơn năm 2019 đặc biệt là hiệu quả quản lý các khoản nợ phải thu tương đối tốt với 41,04 vòng quay trong năm 2020. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Công ty chưa thực sự tốt năm 2020 giảm so với năm 2019 cụ thể trong năm 2020 số vòng quay HTK giảm và thời gian thực hiện một vòng quay của HTK tăng lên từ 8,4 ngày lên 10,5 ngày.

Bảng 2.9: Phân tích năng lực hoạt động tại CTCP xi măng và khoáng sản Yên Bái - YBC

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

1. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,3 3,9 0,6

2. Vòng quay tổng tài sản Vòng 0,99 0,97 -0,02

(Nguồn: BCTN và báo cáo phân tích năm 2020 tại CTCP xi măng và khoáng sản Yên Bái)

Trong báo cáo phân tích của Công ty YBC chỉ tính toán hai chỉ tiêu theo đúng qui định của pháp luật mà không đưa ra bất cứ một đánh giá hay nhận định gì về năng lực hoạt động của Công ty trong năm 2020.

Phân tích khả năng sinh lợi:

Khả năng sinh lợi có mối quan hệ chặt chẽ với HQKD. Không thể nói một DN kinh doanh có hiệu quả cao khi khả năng sinh lợi thấp và ngược lại. Khả năng sinh lợi cao thể hiện sức mạnh của DN trong việc tạo ra lợi nhuận cho DN, nâng cao HQKD và sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, có hiệu quả. Các nhà phân tích tại các DNSX xi măng niêm yết khi thực hiện đánh giá các chỉ tiêu thuộc nhóm khả năng sinh lợi sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam. (Trang 58 - 74)

w