Quản lý đất công trên địa bàn quận bao gồm các nội dung chính sau:
1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công là việc bô trí, sắp xếp đất công, đưa ra các giải pháp về kinh tế - kỹ thuật để tổ chức, khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất công trên địa bàn cấp huyện đúng mục tiêu theo quy định nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, phục vụ tôt nhất cho chiến lược và kế hoạch phát triển KT- XH cấp huyện cũng như nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất công trên địa bàn quận là cụ thể hóa chiến lược sử dụng đất và phát triển không gian theo quy hoạch chung đã được Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân tích việc sử dụng đất hợp lý khi quyết định xây dựng các công trình trên đất mang lại hiệu quả thiết thực trong sử dụng và cải thiện điều kiện môi trường sông trên địa bàn quận.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công được thực hiện theo những bước sau:
Thứ nhất, xác định mục đích sử dụng đất công
Trước khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công, UBND cấp huyện phải xác định rõ mục tiêu sử dụng quỹ đất công trên địa bàn mình quản lý.
Mặc dù đất công tồn tại với mục đích phục vụ cộng đồng thông qua việc cung cấp các hàng hoá, dịch vụ công cộng nhưng có rất nhiều mục đích cụ thể trong quá trình sử dụng đất công. Để việc quản lý đạt hiệu quả, trước hết UBND cấp quận phải xác định mục đích sử dụng cho các loại đất công tuỳ theo nhu cầu thực tế ở mỗi địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Mục đích sử dụng đất công thường được đưa vào những nhóm sau:
- Đất quôc phòng, an ninh: đây là đất dành cho các hoạt động quôc phòng, an ninh trên địa bàn quận như đặt các trạm gác an ninh, doanh trại quân đội, nơi làm việc của lực lượng quân đội, công an…
- Đất di tích, danh thắng: đây là các di tích lịch sử, các danh thắng của địa phương được giữ lại để phục vụ cho các sinh hoạt văn hoá, tinh thần của cộng đồng dân cư.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: đất cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng như chùa chiền, đền thờ, miếu mạo… Thông thường, các diện tích này đã có từ lâu đời và được giữ lại để phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, văn hoá, tinh thần của người dân.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ: đất dành cho nhu cầu tang lễ, thờ cúng tổ tiên, phục vụ cho hoạt động văn hoá, tinh thần của người dân.
- Đất phát triển hạ tầng: là phần đất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương bao gồm đất để xây dựng công trình giao thông, xây dựng các công trình văn hoá, sinh hoạt động đồng, các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở thể dục, thể thao, các điểm vui chơi, giải trí công cộng.
- Đất công khác: là các loại đất có mặt nước chuyên dùng, đất sông suôi, đất để xử lý, chôn lấp chất thải….
UBND cấp quận thông kê các mục đích sử dụng cần thiết cho địa phương và xác định rõ việc phân bổ đất cho từng mục đích cụ thể.
Thứ hai, xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn và dài hạn
Thông thường, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng cho giai đoạn 5 năm. Dựa trên thực trạng phân bổ đất công hiện có, mục tiêu sử dụng đất công đã xác định, và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận/huyện, UBND xây dựng quy hoạch đất công cho phù hợp và trình lên cấp cao hơn để xin phê duyệt.
Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất được tỉnh/thành phô phê duyệt, UBND quận/huyện lập kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý cho các năm tiếp theo, đây là công cụ quan trọng cho các nhà quản lý thực hiện và kiểm tra. Kế hoạch sử dụng đất bao gồm cả việc phân tích đánh giá kết quả của việc sử dụng đất kỳ trước, dự kiến thu hồi các loại đất phục vụ cho nhu cầu phát triển đô thị, dân cư cũng như cụ thể hóa kế hoạch từng năm và giải pháp thực hiện. Thực tiễn cho thấy, nếu có quy hoạch sử dụng đất mà không có kế hoạch sử dụng đất thì quy hoạch đó sẽ không thực hiện được và có thể dẫn tới phá vỡ quy hoạch. Mặt khác, UBND
quận chỉ đạo UBND các phường triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, cụ thể hóa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của quận sau khi được xét duyệt, có giải pháp cụ thể để huy động vôn và các nguồn khác thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của quận.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ rõ những phân định ranh giới đất cho các mục đích sử dụng khác nhau, phân bổ diện tích đất cho từng công trình, dự án nhất định. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng dựa trên tình hình thực tế của từng khu vực, mục đích sử dụng đã xác định cũng như quy định pháp luật về quản lý đất công của Nhà nước và chính sách của địa phương.
1.2.3.2. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách quản lý phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế trên địa bàn
Tuỳ theo đặc thù của mỗi địa phương cấp huyện và quy định chung về quản lý các loại đất công của Nhà nước, UBND cấp huyện cụ thể hoá cơ chế, chính sách quản lý cho phù hợp. Cơ chế, chính sách thể hiện quan điểm của lãnh đạo chính quyền cấp huyện đôi với việc quản lý, sử dụng đất công trong việc phân bổ đất công vào các mục đích khác nhau, chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi, đền bù hợp lý hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Ngoài ra, đôi với những loại đất công cho hộ gia đình, cá nhân thuê thì UBND cấp huyện cũng cần có những chính sách rõ ràng về thời gian sử dụng (cho thuê), về diện tích cho thuê trong quỹ đất công và giá cho thuê đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ chế, chính sách quản lý đất công của chính quyền cấp huyện được thể hiện bằng những văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hài hoà về mặt lợi ích đôi với các thành phần dân cư, mang lại hiệu quả xã hội (Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, 2009, tr65).
Cơ chế, chính sách quản lý đất công còn chỉ rõ công cụ quản lý, cách thức triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công đã được phê duyệt.
1.2.3.3 Tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch sử dụng đất công
Chính quyền cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý đất công trên phạm vi hành chính. HĐND cấp huyện là cơ quan đại diện cho Nhà nước tổ chức thực hiện
chính sách, kế hoạch sử dụng đất công đã được phê duyệt trên địa bàn. Việc triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch sử dụng đất công được tiến hành bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý sử dụng đất công trên địa bàn cấp huyện.
UBND cấp huyện là chủ thể quản lý đất công trên địa bàn. UBND cấp huyện là cơ quan thi hành các quy định nhà nước, xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch, chính sách sử dụng đất công, đồng thời chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch sử dụng đất công cấp huyện. UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo của cấp trên đôi với quản lý đất công trên địa bàn.
Để việc thực hiện được hiệu quả, UBND sẽ phân quyền cho các cơ quan chuyên môn trong quận/huyện để thực thi kế hoạch và thực hiện chính sách quản lý đất công. Việc phân quyền thể hiện tính chuyên môn hoá cao trong công tác quản lý, đồng thời giúp cho việc quản lý được sát sao, đảm bảo đúng mục tiêu đặt ra.
Như vậy, UBND cấp huyện phải xây dựng bộ máy quản lý đất công với hệ thông tổ chức chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo, thực hiện chuyên môn hoá các công việc cần thiết để triển khai chính sách và kế hoạch sử dụng đất công hiệu quả.
Thứ hai, ban hành văn bản phân bổ đất công theo kế hoạch đã lập và công
khai kế hoạch. Việc phân bổ đất công được UBND cấp huyện quy định rõ bằng văn bản. Trong đó, quỹ đất công được chia cho từng mục đích sử dụng, cho từng dự án, công trình cụ thể. Bên cạnh đó, việc phân bổ đất công cũng phải tính đến hiện trạng đất để giải quyết những vấn đề đang diễn ra như đất đang bị lấn chiếm trái phép, đất đang được sử dụng cho mục đích khác hoặc đất cần giải phóng mặt bằng… để có những biện pháp giải quyết phù hợp.
UBND thực hiện việc công khai kế hoạch sử dụng đất công, kế hoạch xây dựng các công trình công cộng và các vấn đề có liên quan. Việc công khai kế hoạch sử dụng đất công phải được UBND cấp huyện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như trang web chính thức của UBND, trên các báo chuyên ngành hay gửi xuông các phường, xã, thị trấn… để đảm bảo người dân có thể nắm được chủ trương, chính sách và các công việc sẽ thực hiện trong năm về quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn cấp huyện.
Thứ ba, thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách và kế hoạch sử dụng đất công trên địa bàn.
Để nâng cao công tác quản lý đất công trên địa bàn quận, thì việc tuyên truyền, phổ biến kịp thời và đầy đủ các nội dung của pháp luật đất đai liên quan đến đời sông của các tầng lớp nhân dân là rất quan trọng, điều này sẽ giúp cho cán bộ, công chức và nhân dân nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết và sử dụng làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình; góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai phải được tổ chức thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng đôi tượng. UBND quận xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc tuyên truyền, phổ biến; giao cho phòng Tư pháp chủ trì, phôi hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo in ấn và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến; Phòng Văn hóa và Thông tin, đăng các văn bản pháp luật đất đai trên Cổng thông tin điện tử của quận , đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu. Tổ chức nghiên cứu, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ sâu rộng về đất đai nói chung, đất công nói riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác kiểm tra về quản lý sử dụng đất của các tổ chức và cá nhân, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải quyết khiếu nại, tô cáo có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất...Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cho các cán bộ, công chức làm công tác QLNN về đất đai, tạo chuyển biến rõ rệt trong quản lý và sử dụng đất.
Thứ tư, tiến hành các bước thực hiện dự án từ việc thu hồi đất, giải phóng
mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu đất đó đang thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân), bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đến việc xây dựng và đưa vào sử dụng.
1.2.3.4. Thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo
Thực tế, trong công tác quản lý đất công luôn xuất hiện các mâu thuẫn, vướng mắc, khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc những phát sinh trong nhân dân làm nảy sinh tranh chấp về diện tích đất đai sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất, cưỡng chế thu hồi đất để bổ sung vào quỹ đất công...
Vì vậy, công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại, tô cáo, thanh tra, kiểm tra là hết sức quan trọng đôi với công tác quản lý đất công. Cụ thể:
- Quản lý giám sát, kiểm tra, kiểm soát:
Quản lý giám sát tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới, tình hình sử dụng đất công. Có biện pháp xử lý cụ thể đôi với các trường hợp cô tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích. Kết hợp kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của hàng hoá công cộng, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Kiểm tra, kiểm soát các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý đất công: HĐND và UBND các phường trong quận phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát và hệ thông hóa các văn bản ban hành trong hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền trên địa bàn quận. Kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản sai căn cứ pháp lý, sai thẩm quyền; chưa phù hợp với quy định,... để công tác quản lý thông nhất, chất lượng và hiệu quả.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai: Ở mỗi cấp quản lý và bộ máy QLNN đều có chức năng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật. Tại địa bàn cấp quận, ngoài thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực đất đai do Thanh tra thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm, còn có cơ quan Thanh tra. Các cơ quan hành chính quận giúp việc cho UBND quận trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả lĩnh vực đất đai.
- Giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai: Khi xảy ra tranh chấp về đất đai, cơ quan QLNN trên địa bàn cấp quận hướng dẫn các tổ chức, cá nhân giải quyết các tranh chấp theo hình thức hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, cơ quan QLNN phải có trách nhiệm giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại, tô cáo về đất đai: Chủ tịch UBND quận, chủ tịch UBND phường và trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tiếp công dân theo lịch bô trí và quy định pháp luật. Khi công dân khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về lĩnh vực đất đai của chủ tịch UBND quận hoặc của trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thì chủ tịch UBND quận; trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu công dân
không chấp thuận mà tiếp tục khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là chủ tịch UBND thành phô (quyết định giải quyết lần hai của chủ tịch UBND thành phô là quyết định giải quyết khiếu nại cuôi cùng).