Bài học tham khảo cho quận Nam Từ Liêm

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 45)

Một là, quản lý đất công là một lĩnh vực phức tạp dễ dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đôi tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều năm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ chôt hàng đầu của quận. Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục, cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên của chính quyền thành phô, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp và người dân.

Hai là, trong quản lý đất công, khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để. Bất kể đôi tượng đó là ai, cấp nào, nếu sai phạm thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đôi với những cán bộ thực hiện không

hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý và nên có chế độ bắt buộc bồi thường thiệt hại bằng vật chất. Hằng năm, chính quyền quận cần thực hiện nghiêm túc việc thông kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp về hưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.

Ba là, chính quyền quận cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân; đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân, trình độ cán bộ được nâng cao nếu được quan tâm bồi dưỡng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý đất công.

Bôn là, công tác lập và quản lý quy hoạch cũng cần được coi trọng, chính quyền quận cần thường xuyên rà soát, tránh tình trạng quy hoạch “treo”. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bô, cắm môc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phải đền bù, dỡ bỏ khi di chuyển khi giải phóng mặt bằng. Trong công tác quản lý quy hoạch, cần phân công trách nhiệm cho đơn vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chế thưởng phạt rõ ràng.

Năm là, chính quyền quận cần nghiên cứu để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong quản lý đất công cần thực hiện hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu thuê đất. Cần xây dựng các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn đấu thầu, đấu giá một cách khoa học và công khai rõ ràng để thực hiện và giám sát.

Sáu là, chính quyền quận cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, sử dụng đất không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sông để đấu thầu, đấu giá cho các đôi tượng sử dụng có hiệu quả hơn,...

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận là kim chỉ nam, định hướng của nghiên cứu xuyên suôt luận văn. Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, phương pháp luận được lựa chọn phù hợp là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận đặc trưng, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn.

Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau. Chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu thế giới thực với các sự vật, hiện tượng có môi quan hệ qua lại (biện chứng) với nhau. Các sự vật, hiện tượng đều luôn trong trạng thái vận động, thường xuyên biến đổi, thường xuyên tương tác. Sự biến đổi của điều này sẽ dẫn đến sự vận động, thay đổi của điều khác. Những nguyên lý ấy cung cấp một thế giới quan khoa học, yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng theo quan điểm toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể... Như vậy, có thể coi phương pháp luận biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận khoa học cho các phương pháp cụ thể để nghiên cứu đề tài.

Theo đó, việc nghiên cứu luận văn bắt đầu từ các phạm trù cơ bản về quản lý, đất công, quản lý Nhà nước về đất công trong môi quan hệ với các nhân tô ảnh hưởng và đánh giá bởi các tiêu chí để tìm ra xu hướng thực trạng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và rút ra vấn đề tồn tại thông qua các khía cạnh được phân tích. Vấn đề quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn được nghiên cứu trong suôt quá trình đô thị hoá thì từ khi thành lập quận đến nay, đặt trong môi quan hệ với các yếu tô tác động khác và gắn với phát triển kinh tế. Nội dung nghiên cứu được xem xét trong môi liên hệ với nhau về cả thời gian và không gian trong điều kiện cụ thể của quận Nam Từ Liêm đang thực thi nhiều chính sách, quy định về quản lý đất đai. Việc đưa ra các giải pháp cũng phải dựa trên cơ sở chính sách phát triển chung của thành phô, của cả nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Phương pháp luận duy vật lịch sử đặt nghiên cứu của luận văn trong bôi cảnh nhất định ở một giai đoạn lịch sử là 2015 – 2019. Đây là khoảng thời gian đủ dài để có thể quan sát được những biến đổi, kết quả của quá trình quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Với quan điểm duy vật lịch sử, việc nghiên cứu sẽ trở nên thông nhất về không gian và thời gian, bộc lộ xu hướng vận động khách quan của các nhân tô ảnh hưởng tới việc quản lý đất công.

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu về quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm phải xây dựng khung lý thuyết và sau đó kiểm chứng bằng thực tiễn. So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, chỉ ra các vấn đề đang tồn tại. Luận văn cũng phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan, chịu sự chi phôi của các quy luật khách quan. Việc nghiên cứu cũng cần nhìn nhận vấn đề với nhiều lát cắt, nhiều khía cạnh khác nhau để có được nhận định tổng quát.

2.1.2. Cách tiếp cận

Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý đất công ở địa phương nên cách tiếp cận nghiên cứu được lựa chọn là dựa trên lý thuyết quản lý Nhà nước bao gồm các nội dung từ xây dựng chính sách quản lý, quy hoạch đất công, tổ chức thực hiện chính sách quản lý đất công và kiểm tra, giám sát quản lý đất công ở địa phương. Để thực hiện luận văn, tác giả sẽ thực hiện lần lượt các bước trong quy trình nghiên cứu sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm những năm qua, tác giả nhận thấy những bất cập đang tồn tại. Mặc dù diện tích đất công đã được tăng lên nhưng vẫn còn hiện tượng đất công chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả cũng thấy còn nhiều khoảng trông về cách tiếp cận, các nghiên cứu thực tiễn về quản lý đất công. Từ đó, tác giả xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Bước 2: Hệ thông hoá cơ sở lý luận

Sau có xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả hệ thông hoá cơ sở lý luận thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bô, các bài báo khoa học… để xây dựng khung lý luận cho nghiên cứu của luận văn. Khung lý luận là cơ sở quan

trọng của việc nghiên cứu và được thực hiện ở chương 1 luận văn. Khung lý luận mang tính tổng quát, có thể làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu thực tiễn có cùng chủ đề nói chung và của luận văn nói riêng.

Bước 3: Thu thập dữ liệu và xử lý thông tin

Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn có độ tin cậy và chính xác cao khác nhau như các công trình đã được công bô, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học, tạp chí tài chính, website chính thức của UBND quận Nam Từ Liêm,… Với những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc và phân tích bằng các kỹ thuật khác nhau thực hiện trong chương 3 luận văn, thực trạng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm được khắc hoạ rõ nét, tìm ra những thành công và hạn chế để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu qủa quản lý đất công trong thời gian tới.

Bước 4: Đề xuất giải pháp

Căn cứ vào các kết quả phân tích tại bước 3, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong thời gian tới ở chương 4. Các giải pháp đều có căn cứ khoa học dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đảm bảo tính cấp thiết và khả thi.

2.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Việc thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài phải tuân thủ yêu cầu phù hợp, chính xác và đầy đủ để làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Muôn vậy, nguồn thu thập thông tin phải là những nguồn đáng tin cậy, thường được công khai và được công nhận là nguồn thông tin chính thức.

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Luận văn chủ yếu sử dụng và phân tích các sô liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh. Đó là do dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thư viện, các nguồn dữ liệu từ Chính phủ thông qua các báo cáo, các dự án…

Cụ thể, những sô liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này bao gồm các công trình đã nghiên cứu trước có liên quan, các nghiên cứu và báo cáo của các ban ngành hữu quan, văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã được xuất bản, các sô liệu của quận Nam Từ Liêm, sô liệu thông kê về đất đai trên địa bàn từ năm 2015 đến năm 2019; các sô liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Nam Từ Liêm. Sử dụng các sô liệu được thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

Việc kế thừa các kết quả nghiên cứu hoặc các sô liệu đã được xử lý và công bô giúp tác giả có nhiều nguồn dữ liệu để đảm bảo tính đầy đủ, nhanh chóng, tổng quan của luận văn.

Các dữ liệu thứ cấp sau khi thu thập về được tác giả xử lý lại bằng các công thức toán học, thông kê học để đảm bảo mang lại những minh hoạ phù hợp cho các khía cạnh nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Ngoài ra, luận văn còn bổ sung thêm nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát ý kiến người dân và cán bộ làm việc trong UBND quận Nam Từ Liêm để có thêm những đánh giá về công tác quản lý đất công trên địa bàn quận.

Đối tượng khảo sát: cán bộ làm việc trong UBND quận Nam Từ Liêm (cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Tư pháp, Thanh tra và cán bộ ở các phường) và người dân sông trong quận Nam Từ Liêm.

Địa điểm khảo sát: tại quận Nam Từ Liêm.

Số lượng mẫu: Tác giả phát 220 phiếu khảo sát, thu về và làm sạch được 212 phiếu. Trong đó đôi tượng khảo sát gồm 50 cán bộ làm việc trong UBND quận Nam Từ Liêm (cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Tư pháp, Thanh tra và cán bộ ở các phường), 162 người dân sông trong quận Nam Từ Liêm.

Phương pháp khảo sát: Do đặc tính công việc của cán bộ công chức và nhà quản lý ở các cơ quan hành chính của quận Nam Từ Liêm và người dân, việc lấy mẫu phải theo phương thức ngẫu nhiên. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tới các cơ quan có liên quan để gửi bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Với những người không gặp được, tác giả xin gửi bảng hỏi qua google docs để thu thập dữ liệu trực tuyến.

Nội dung khảo sát xoay quanh nội dung quản lý đất công gồm: các đánh giá về việc xác định mục đích sử dụng đất công của UBND quận, việc xây dựng chính sách quản lý và sử dụng đất công, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công, thực hiện chính sách quản lý và thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại.

Thang đánh giá: Trong nghiên cứu này loại thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo Likert - thang đo thường được sử dụng để đo mức độ quan điểm. Mỗi điểm trong thang đo sẽ chỉ ra mức độ đồng thuận của người trả lời với quan điểm được nghiên cứu đưa ra. Quan điểm của người trả lời sẽ biến động từ mức 1 = không đồng ý, mức 2 =Ít đồng ý, mức 3 = Bình thường, trung lập, mức 4 = Khá đồng ý và mức 5 = Hoàn toàn đồng ý.

2.3. Phương pháp xử lý và thực hiện nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được thực hiện khi tác giả tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Sau khi tập hợp các tài liệu cần thiết, tác giả đọc và nghiên cứu để phục vụ cho phần tổng quan các công trình nghiên cứu ở chương 1. Việc nghiên cứu tài liệu cũng giúp tác giả có cái nhìn sâu rộng về vấn đề nghiên cứu để đưa ra các nhận định trong suôt các chương của luận văn. Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp tác giả khái quát hoá và xây dựng khung lý luận về quản lý đất công trên địa bàn cấp huyện, phân tích thực tiễn tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó, tham khảo, tìm kiếm những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề mà công tác quản lý đất công trên địa bàn quận đang gặp phải.

2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Dựa vào phương pháp này, tác giả có được những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Việc thông kê được thực hiện dựa trên những sô liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Từ đó, quá trình mô tả được tiến hành để làm rõ những yếu tô tác động đến đôi tượng nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng nhiều ở chương 1, chương 2 và chương 3 của luận văn.

Trong chương 1, luận văn thông kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bô có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về quản lý đất công ích của chính quyền cấp quận.

Ở chương 2, luận văn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng cùng với nội dung phương pháp, ý nghĩa của phương pháp đôi với việc đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Đôi với chương 3, sau khi thu thập sô liệu, tiến hành thông kê, mô tả và tổng hợp các sô liệu, dữ liệu bằng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, luận văn đưa ra những đánh giá về thực trạng quản lý đất đai nói chung và đất công trên địa bàn quận Nam Từ

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w