Tiêu chí đánh giá quản lý đất công trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 38 - 41)

1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá về xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất công trên địa bàn cấp huyện

Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất công phản ánh tầm nhìn, năng lực của bộ máy quản lý cũng như hiệu quả của hoạt động quản lý đất công. Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất công nhằm phân định rõ ràng và quản lý tôt các loại đất theo mục đích sử dụng khác nhau, làm căn cứ cho việc thực hiện chính sách quản lý đất công trên thực tiễn.

Các tiêu chí định tính có thể sử dụng để đánh giá về xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch quản lý đất công bao gồm:

* Các tiêu chí đánh giá về việc xác định mục đích sử dụng đất công

Để đánh giá về mục đích sử dụng đất công, các tiêu chí định tính có thể được lựa chọn bao gồm:

- Đánh giá UBND cấp quận có xác định rõ việc phân bổ đất công cho các mục tiêu sử dụng hay không.

- Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của việc phân bổ đất công theo mục đích sử dụng.

- Thông kê mức độ phân bổ đất công theo mục đích sử dụng hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu.

- Đánh giá biến động phân bổ đất công theo mục đích sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ ra xu hướng quản lý hướng tới đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

* Các tiêu chí đánh giá về công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất công

- Mức độ thường xuyên lập kế hoạch quản lý và sử dụng đất công.

- Đánh giá mức độ phù hợp và hợp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công trong ràng buộc các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- So sánh kế hoạch sử dụng đất công hàng năm trong giai đoạn nhất định để chỉ ra xu hướng thay đổi quỹ đất công.

- Đánh giá sự phù hợp của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công với chính sách đã ban hành cũng như mục đích sử dụng.

1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chính sách quản lý đất công

Các chính sách quản lý đất công của địa phương góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước vào đời sông nhân dân. Việc ban hành các chính sách trong công tác quản lý là việc làm quan trọng của lãnh đạo, chính quyền quận. Nếu một địa phương có cơ chế, chính sách công khai, minh bạch, đảm bảo hài hoà các lợi ích thì sẽ ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý, tránh những bức xúc, khiếu nại trong nhân dân. Từ đó thể hiện tính hiệu quả của công tác quản lý đất công.

Các chỉ tiêu định tính có thể sử dụng để đánh giá về chính sách quản lý đất công bao gồm:

- Sô lượng và nội dung các chính sách về quản lý đất công được ban hành (thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định của UBND)

- Đánh giá mức độ hợp lý của từng chính sách quản lý đất công được ban hành bởi UBND cấp quận.

- Đánh giá về mức độ công khai, minh bạch của các văn bản quản lý và sử dụng đất công.

- Đánh giá về các chính sách giải quyết vấn đề của người dân liên quan đến sử dụng đất công.

1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về thực hiện chính sách quản lý đất công

Việc thực hiện chính sách quản lý đất công rất quan trọng vì đây là công tác đưa chính sách vào hiện thực. Việc thực hiện quản lý đất công trên thực tế có thể khác biệt với kế hoạch đặt ra và thể hiện rõ nét nhất hiệu quả quản lý.

Chỉ tiêu đánh giá về thực hiện chính sách quản lý đất công bao gồm: - Sự khác biệt giữa thực hiện và kế hoạch sử dụng đất công

- Xu hướng biến động quỹ đất công và sử dụng đất công trong một giai đoạn nhất định.

- Việc thực hiện quản lý đất công có phù hợp với kế hoạch và chính sách quản lý không?

- Việc thực hiện quản lý đất công có hợp lý không?

- Việc thực hiện quản lý đất công có theo quy định của pháp luật không? - Việc thực hiện quản lý đất công có đảm bảo tính công khai, minh bạch không?

- Chính quyền địa phương có thực hiện tuyên truyền, công bô pháp luật và các quy định quản lý đất công trên địa bàn quận không?

1.2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý đất công

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tô cáo trong quản lý đất công nhằm mục đích ngăn ngừa và xử lý những vi phạm, đảm bảo nguyên tắc công bằng và hài hoà lợi ích cho các bên. Nếu địa phương nào làm tôt công tác thanh tra, giám sát, giải quyết kịp thời và đúng mực các khiếu nại, tô cáo thì việc quản lý đất công được đánh giá là hiệu quả. Vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, chính quyền quận là tôt. Ngược lại, công tác quản lý chưa thật sự phát huy được tác dụng và có thể sẽ gây những ảnh hưởng không tôt tới việc sử dụng đất công.

Những chỉ tiêu định tính có thể sử dụng để đánh giá về công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tô cáo trong quản lý đất công bao gồm:

- Chính quyền địa phương có thường xuyên thực hiện thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất công hay không?

- Chính quyền địa phương có tổ chức thanh tra, giám sát tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất công không?

- Việc thanh tra, giám sát có bám sát, làm rõ những vấn đề đang gặp phải trên thực tế ở địa phương trong các thời điểm nhất định hay không?

- Việc thanh tra, giám sát sử dụng đất công có phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thanh tra, giám sát không?

- Sau khi thanh tra, giám sát, chính quyền địa phương có giải quyết triệt để vấn đề nảy sinh không?

- Chính quyền địa phương có nhanh chóng giải quyết khiếu nại, tô cáo liên quan đến quản lý, sử dụng đất công không?

- Việc giải quyết khiếu nại, tô cáo có đúng với thẩm quyền và quy định của pháp luật không?

- Việc giải quyết khiếu nại, tô cáo có hợp lý không?

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w