Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 57 - 66)

* Điều kiện kinh tế

Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phô Hà Nội, trong những năm qua kinh tế của Nam Bắc Từ Liêm đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thông giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hoá... được cũng cô và phát triển; đời sông vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Trong giai đoạn 2015 – 2020, thu nhập bình quân đạt 92 triệu đồng/người/năm (gấp 2,1 lần so với giai đoạn trước). Tôc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 15,5% (vượt 1,5%), quy mô giá trị các ngành kinh

tế tăng hơn 2 lần so với đầu giai đoạn. Ngành công nghiệp, công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 13,9% (vượt 1,9%). Ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 16,6% (vượt 1,6%).

Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,6% (tăng 4% so với năm 2014); công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 41,3% (giảm 3,9% so với năm 2014); nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,1%. Đời sông người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, đến năm 2019 đạt 59,8 triệu đồng/ người (tăng 16,8 triệu đồng/người so với năm đầu thành lập). Trong đó, ngành thương mại, dịch vụ có tôc độ tăng trưởng cao, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 16,9%. Các ngành dịch vụ chất lượng cao đang hình thành và phát triển: Văn phòng cho thuê, khách sạn, siêu thị; viễn thông, văn hóa, giáo dục, y tế; trong đó, ngành dịch vụ viễn thông chiếm tỷ trọng 30%, thương mại chiếm 20%, kinh doanh bất động sản chiếm 15%, lưu trú chiếm 5%, vận tải chiếm 6%...

Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm (2015 – 2020)

Đồ thị 3.1. Tỷ trọng các ngành kinh tế quận Nam Từ Liêm (2015 – 2020)

Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 đạt hơn 41.000 tỷ đồng, tăng bình quân 21%/năm, bình quân thu ngân sách hằng năm đạt hơn 8.200 tỷ đồng (chỉ tiêu kế hoạch đề ra 4.000-5.000 tỷ đồng), quy mô thu ngân sách tăng hơn 2 lần so với đầu giai đoạn. Quận đã thu hút hơn 10.000 doanh nghiệp vào hoạt động, tăng gần 3 lần so với đầu giai đoạn.

Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến trúc hiện đại

Thương mại, dịch vụ 58.60% Công nghiệp, xây dựng 41.30% Nông nghiệp 0.1%

và quan trọng của Quôc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phương có tôc độ đô thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phô, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn Nam Từ Liêm có 166 dự án được triển khai. Trong đó nhiều dự án lớn như các khu đô thị: The Manor, Vinhomes Gardenia, Vinhomes Skylake, Smart City Tây Mỗ, Đại Mỗ… với quy mô, đẳng cấp ngang tầm khu vực. Quận Nam Từ Liêm cũng là quận có nhiều khu đô thị, đặc biệt nhà chung cư nhất Hà nội với 17 khu đô thị, 142 nhà chung cư, 119 nhà cao tầng. Cùng với đó là không gian hành chính, thương mại, dịch vụ với nhiều công trình nổi bật như: Trung tâm Hội nghị quôc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bảo tàng Hà Nội… Tất cả đã góp phần tạo diện mạo một đô thị hiện đại, văn minh cho quận Nam Từ Liêm

(http://Dangcongsan.vn, 2020). Ngoài ra, quận Nam Từ Liêm đã dồn sức huy động

nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thông kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Hạ tầng xã hội phục vụ dân cư trên địa bàn 10 phường được đầu tư, khớp nôi đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, quận đã triển khai xây dựng, mở rộng 18 tuyến đường, hệ thông đường giao thông, thoát nước ở khu dân cư được nâng cấp, cải tạo với chiều dài khoảng 95,3km.

* Điều kiện văn hóa – xã hội

Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động được triển khai rộng khắp, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân, góp phần tích cực vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Quận. Các hoạt động phục vụ các ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước, Thủ đô và của Quận như: ngày Thành lập Quận, Ngày giải phóng miền Nam (30/4), Quôc tế Lao động (01/5), ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5), Quôc khánh (2/9), Giải phóng Thủ đô (10/10)… được tổ chức trang trọng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện tôt nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang. Kết quả: Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa so với tổng sô hộ: 88,2%, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ tổ dân phô được công nhận danh hiệu tổ dân phô văn hóa: 43%, đạt 100,7% kế hoạch. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 81,5%, đạt 101% kế hoạch.

Các lễ hội được tổ chức trang trọng, lành mạnh với nhiều trò chơi dân gian, hoạt động văn hoá truyền thông. Thực hiện tôt Luật di sản văn hóa và các văn bản, quy định của nhà nước. Các công trình di tích lịch sử, văn hoá được quan tâm đầu tư tôn tạo, phục vụ tôt nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện Luật và chiến lược phát triển giáo dục, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về giáo dục - đào tạo. Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học. Tổng kết năm học 2018-2019, Quận đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đạt 100%; Tỷ lệ xét tôt nghiệp THCS đạt 100%.

Như vậy, hoạt động văn hóa, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội trong quận Nam Từ Liêm tiếp tục được quan tâm đầu tư, đạt kết quả cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, giữ vững sự bình yên... Năm 2019, quận Nam Từ Liêm không còn hộ nghèo.

Điều kiện kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý đất công. Sau khi lên thành quận, Nam Từ Liêm có tôc độ đô thị hoá nhanh và mạnh. Kinh tế phát triển khiến cho nhu cầu đôi với hệ thông cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông cũng như hạ tầng xã hội ngày càng nhiều hơn. Đất đai để phục vụ cho phát triển các hệ thông này đều lấy ở quỹ đất công nên việc quản lý đất công càng phải chi tiết, kỹ càng.

3.1.1.3. Đặc điểm đất đai và quản lý đất đai của quận Nam Từ Liêm

Từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có nhiều chuyển biến rõ rệt và ngày càng đi vào nền nếp. Hệ thông văn bản pháp quy về đất đai khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng phù hợp với văn bản pháp luật cấp trên, đồng thời sát với tình hình thực tế của thành phô Hà Nội tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận. Chủ tịch UBND các cấp đã thể hiện trách nhiệm quản lý, sử dụng hồ sơ - bản đồ - môc địa giới hành chính theo đúng các quy định hiện hành của Chính phủ và của các bộ, ngành hữu quan; việc quản lý lưu trữ hồ sơ - bản đồ địa giới hành chính các cấp của thành phô được thực hiện đúng quy định tại điều 4 và điều 6 của Nghị định 119/CP của Chính phủ, bảo quản, bảo đảm an toàn sử dụng lâu dài.

Công tác đo đạc, đánh giá, phân hạng đất được thực hiện cùng lúc với việc lập quy hoạch sử dụng đất cũng là một lợi thế cho việc phân bổ, bô trí việc sử dụng đất được hợp lý và bền vững. Hồ sơ bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập và sử dụng đúng các quy phạm, thể hiện tính chính xác và thông nhất trong toàn ngành; cũng như việc chia sẻ thông tin giữa các ngành được thuận lợi.

Nguồn: https://namtuliem.hanoi.gov.vn/ban-do-hanh-chinh

Công tác quy hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm đến năm 2020 đã dần đi vào nề nếp và trở thành công cụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai; đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đất đai đã được sử dụng hợp lý hơn góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, xã hội của quận theo hướng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; các chỉ tiêu sử dụng đất chưa đạt so với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã đề ra, vì nhiều lý do khác nhau trong đó có các dự án đã đăng ký trong kỳ quy hoạch thực hiện chậm hoặc không thực hiện do thiếu vôn đầu tư; tình trạng treo đôi với các dự án còn khá nhiều, sử dụng lãng phí đất đai.

Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Đất được giao, cho thuê, chuyển mục đích nói chung là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, đáp ứng đủ quỹ đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quôc phòng - an ninh.

Quá trình thực hiện đầu tư các dự án có thu hồi đất, bồi thường và tái định cư được UBND thành phô Hà Nội tổ chức thực hiện lập thủ tục theo quy định pháp luật trên cơ sở thông nhất chỉ đạo UBND cấp dưới, sự phôi hợp các ban ngành, đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền vận động các đôi tượng bị thu hồi tái định cư, nhìn chung nhân dân bị ảnh hưởng cơ bản chấp hành đúng các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đô thị hóa, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn quận vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, vẫn còn nhiều tình trạng khiếu nại của người dân liên quan đến giá trị đền bù, hỗ trợ và tái định cư chưa thỏa đáng, một sô trường hợp khiếu nại phát sinh xuất phát từ nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật; bên cạnh đó chính sách về đền bù, hỗ trợ chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền qua các thời kỳ như: quá trình quản lý, cập nhật, lập hồ sơ địa chính đất đai trước Luật Đất đai năm 2013 còn nhiều thiếu sót, đến nay có nhiều biến động trong việc sử dụng đất nên khó khăn cho công tác chỉnh lý biến động, quy chủ đôi tượng sử dụng khi thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Công tác kiểm kê, thông kê đất đai, nhìn chung, đã được UBND quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện đúng theo trình tự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả kiểm kê, thông kê thực hiện tương đôi kịp thời, đạt chất lượng, đảm bảo thời gian theo yêu cầu. Áp dụng các công nghệ mới để tổng hợp sô liệu và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, với việc sử dụng các tài liệu hiện có đã làm tăng tính chính xác sô liệu.

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, về cơ bản, đã thực hiện tôt vai trò giám sát việc sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới sử dụng đất, bảo đảm đúng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không. Những hiện tượng của việc sử dụng đất sai mục đích, sai độ sâu, chiều cao phần lớn đã được phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu bằng các biện pháp báo cáo cấp trên, đồng thời hướng dẫn, xử lý vi phạm hành chính nghiêm minh.

Việc triển khai kịp thời Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã giúp công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tô cáo liên quan đến đất đai đạt hiệu quả khá, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy nhiên, một sô nơi việc sử dụng đất của người dân còn mang yếu tô lịch sử để lại, cho nên việc tham mưu giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, về đất đai còn lúng túng, khó khăn.

Theo sô liệu thông kê, quận Nam Từ Liêm có diện tích 3.219,27 ha. Trong giai đoạn 2017 – 2020, phân bổ quỹ đất của quận Nam Từ Liêm có nhiều biến động theo hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp và tăng đất ở, đất công. Quỹ đất của quận Nam Từ Liêm là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận; với quỹ đất hiện có, điều kiện địa chất tương đôi tôt, khả năng phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, trong đó, các khu thương mại và đô thị phát triển một cách mạnh mẽ.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2017 – 2020 của quận Nam Từ Liêm

Loại đất 2017 2018 2019 2020

Đất nông nghiệp 948.26 937.31 833.62 783.89

Đất phi nông nghiệp 2271.01 2,281.96 2385.65 2,434.89

Đất ở 690.1 695.22 732.12 743.76

thương mại, dịch vụ

Đất công 1,431.18 1,435.85 1,488.39 1,555.23

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Nam Từ Liêm Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp của quận vào năm 2017 là 948,26 ha, đến năm 2018 giảm còn 937,31 ha, năm 2019 là 833,62 ha và năm 2020 chỉ còn 783,89ha. Diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020 giảm 17,3%.

Bảng 3.2. Phân bổ đất nông nghiệp ở quận Nam Từ Liêm

Các loại đất nông nghiệp 2017 2018 2019 2020

Đất sản xuất nông nghiệp 882.68 871.73 768.04 727.22

Đất trồng cây hàng năm 801.35 792.99 689.60 651.88

Đất trồng lúa 174.80 173.10 102.30 112.44

Đất trồng cây hàng năm khác 626.55 619.89 587.30 539.43

Đất trồng cây lâu năm 81.33 78.75 78.45 75.34

Đất lâm nghiệp 0.00 0.00 0.00 -

Đất rừng sản xuất 0.00 0.00 0.00 -

Đất rừng phòng hộ 0.00 0.00 0.00 -

Đất rừng đặc dụng 0.00 0.00 0.00 -

Đất nuôi trồng thuỷ sản 60.17 60.17 60.17 51.26

Đất làm muối 0.00 0.00 0.00 -

Đất nông nghiệp khác 5.40 5.40 5.40 5.4

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Nam Từ Liêm

Riêng năm 2020, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 29,5% tổng diện tích; trong đó: diện tích đất canh tác là 727.22 ha được chia thành hai vùng: đất trồng cây hàng năm là 651,88 ha và đất trồng cây lâu năm là 75,34 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 51,26ha, đất nông nghiệp khác 5,4 ha.

Có thể thấy, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đôi nhỏ trong tổng diện tích đất của quận. Với tôc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có thể sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Hiện nay, giá trị sản xuất nông nghiệp cũng chỉ chiếm 1% thu nhập của quận.

Đất ở, đất đô thị

Ngược lại với đất nông nghiệp, diện tích đất ở, đất đô thị có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2017 – 2020 ở quận Nam Từ Liêm. Năm 2017, đất ở mới chỉ là 690,1ha thì đến năm 2020 đã tăng lên là 743,76ha (tăng 7,8%). Đất ở chiếm khoảng hơn 21% tổng diện tích đất năm 2017 và tăng lên là 23,1% vào năm 2020.

Tính riêng năm 2020, diện tích đất ở tại nông thôn không còn, chỉ có đất ở đô thị. Kể từ khi thành lập quận, đất nông nghiệp đã được chuyển đổi thành đất đô thị với rất nhiều các dự án lớn nhỏ trong quận.

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Nam Từ Liêm

Hình 3.3: Diện tích đất ở giai đoạn 2017 – 2020 ở quận Nam Từ Liêm

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w