Hoàn thiện thủ tục giải quyết khiếu nại về đất công

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 103 - 113)

Để làm tôt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tô cáo trong quản lý và sử dụng đất công, UBND quận Nam Từ Liêm nên giao phòng Phòng Thanh tra và Phòng Tài nguyên và Môi trường phôi hợp rà soát các đơn thư hiện có, tập trung giải quyết dứt điểm những đơn thư chưa giải quyết và những đơn thư đã giải quyết nhưng chưa phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tô cáo, nhất là về thẩm quyền và thời hạn giải quyết. Đặc biệt, UBND quận cũng cần chú ý khắc phục có hiệu quả tình trạng cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết nhưng đã không giải quyết, dẫn tới khiếu nại vượt cấp. Những cơ quan, địa phương có nhiều đơn, thư tồn đọng hoặc có nhiều vụ việc khiếu nại, tô cáo cần được xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Những đơn thư đã được các cơ quan hành chính hoặc tòa án giải quyết đúng pháp luật và đã vận dụng pháp luật phù hợp với thực tế mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì tổ chức đôi thoại để thuyết phục người khiếu nại chấp hành. Trường hợp người khiếu nại vẫn cô tình không chấp hành và có hành động kích động, gây rôi thì cần áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Hạn chế phát sinh đơn thư mới phải được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý đất công. Nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức thi hành và chấp hành pháp luật đất đai. Chính quyền huyện nên tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng đất công, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm; tập trung kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh vào các công việc sau:

+Việc thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án;

+ Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+Việc sử dụng đất của các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

+Việc thi hành chế độ công vụ của cán bộ, công chức, nhất là những người có thẩm quyền và trách nhiệm trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

- Sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tô bảo đảm thắng lợi trong mọi lĩnh vực công tác. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tô cáo đang là khâu yếu, bức xúc, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và có hiệu quả của các cấp uỷ đảng.

Mặt khác, đề nghị Hội đồng nhân dân tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tô cáo, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tô cáo được thi hành nghiêm chỉnh.

Các cơ quan như Thanh tra quận, phòng Tài nguyên và Môi trường cần tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

UBND quận Nam Từ Liêm cũng cần triển khai UBND các phường nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho công dân để họ thực hiện quyền khiếu nại, tô cáo đúng quy định của pháp luật; hạn chế khiếu kiện không đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp trái với quy định của pháp luật về khiếu nại, tô cáo nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quận.

Không ngừng tăng cường công tác tiếp dân cả về thời gian và địa điểm, đặc biệt chú ý đến hiệu quả của công tác này. Cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đôi với cán bộ tiếp dân về kiến thức pháp luật, xã hội, tinh thần nhiệt tình và tính trách nhiệm.

Tập trung chỉ đạo, phôi hợp với các cơ quan chức năng thực hiện Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ về việc rà soát giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tô cáo tồn đọng, kéo dài.

Tăng cường đôi thoại với công dân. Các phòng, ban, UBND các phường có trách nhiệm giải quyết triệt để các khiếu nại, tô cáo có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất công tồn đọng từ những năm trước, trước mắt cần tập trung giải quyết

những vụ việc khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng để khai thông các dự án đang còn vướng không triển khai đúng tiến độ.

Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan thanh tra. Lựa chọn các cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn, nghiệp vụ, công tâm thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tô cáo. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, nhất là nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tô cáo; chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tại chỗ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra.

KẾT LUẬN

Đất đai vôn thuộc quyền sở hữu toàn dân và do Nhà nước thông nhất quản lý. Đặc biệt, đất công là loại đất không được trao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức mà sử dụng để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nhu cầu chung của cộng đồng.

Trong những năm qua, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã đạt được một sô thành công nhất định trong trong công tác quản lý và sử dụng quỹ đất này, giúp ổn định đời sông và nhu cầu công cộng ở các địa phương, chỉnh trang bộ mặt ở các phường, góp phần thúc đẩy quận tiến nhanh hơn trên con đường phát triển.

Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng đất công trên thực tế cũng còn không ít hạn chế, thiếu sót. Với mục tiêu chính đã xác định, tác giả luận văn đã tìm hiểu những khái niệm cơ bản về đất công, quản lý đất công, qua đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng quản lý đất công và đề xuất quan điểm, giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn loại đất này trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.

Luận văn đã đề xuất 5 giải pháp để giải quyết những hạn chế rõ nét nhất trong thời gian hiện nay là: Hoàn thiện bộ máy tổ chức và chấn chỉnh việc công tác quản lý đất công ở các phường; Nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất công; Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về thực hiện kế hoạch sử dụng đất công trên địa bàn; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng đất công trên địa bàn; Hoàn thiện thủ tục giải quyết khiếu nại về đất công. Với những giải pháp đó của luận văn, khi được thực hiện một cách đồng bộ, công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến theo hướng tích cực, hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Dũng Anh (2010), Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ (qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.

2. Trung Anh (2020), Xây dựng quận Nam Từ Liêm trở thành trung tâm mới của Thủ đô, http://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/xay-dung-quan-nam-tu-liem-tro-

thanh-trung-tam-moi-cua-thu-do-561328.html, truy cập lúc 11:48, Thứ ba,

11/08/2020.

3. Nguyễn Đình Bồng (2001), Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam năm 2000 và vấnđề quản lý, sử dụng tài nguyên đất quốc gia trong 10 năm 2001 - 2010, Tạp chí của Tổng cục Địa Chính, Hà Nội.

4. Trần Thị Minh Châu (2013), Vốn hóa đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quôc gia, Hà Nội.

5. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 về kiểm kê quỹđất đang quản lý sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ; Nghị quyết sô 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm và thành lập 13 phường mới.

7. Trần Tú Cường (2007), Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội. Luận án tiến sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế quôc dân, Hà Nội.

8. Phạm Việt Dũng (2013) Nâng cao hiệu quả trong quản lý Nhà nước về đất đai”, Tạp chí Cộng sản, số 845, 3-2013.

9. Nguyễn Điển (2012), Quản lý nhà nước thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quôc gia - Sự thật, Hà Nội.

10. Nguyễn Ngọc Hiếu (2009), “Quản lý đất công cộng ở đô thị - Bài học từ quản lý các khu chung cư và cách tiếp cận quyền tài sản”, truy cập

https://123doc.net/document/5981256-quan-ly-dat-cong-cong-o-do-thi-bai-hoc-tu- quan-ly-cac-khu-chung-cu-va-cach-tiep-can-quyen-tai-san-ts-nguyen-ngoc-hieu.htm

11. Ngân hàng Thế giới (2011). Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân. Hà Nội.

12. Nguyễn Xuân Phi (2011), Quản lý nhà nước đối với quỹ đất thành phố Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ Kinh tế Học viện Chính trị quôc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Nam Từ Liêm (2017, 2018, 2019),

Báo cáo kết quảkiểmkê đất đai năm 2017, 2018, 2019.

14. Phan Thị Bích Phượng (2018),“Thực trạng quản lý và sử dụng đất công ích tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

15. Quôc hội (2013) Luật đất đai, NXB Chính trị Quôc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Minh Quang (2012), “Luật Đất đai năm 2003: Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và kiến nghị bổ sung, sửa đổi”, Tạp chí Cộng sản, sô 835, 5-2012.

17. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Vũ Thuỵ (2015), Quản lý và sử dụng đất công ích tại thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế.

19. Phan Hữu Tùng (2021), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Quôc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, Luận án TS Luật học, Đại học Luật Hà Nội 21. UBND quận Nam Từ Liêm (2019); Báo cáo: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019, đảm bảo quôc phòng, an ninh năm 2019; Kế hoạch năm 2018 sô Sô: 591/BC-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2017

22. Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (2009), Quy hoạch và sử dụng đất công cộng đô thị. Hội thảo khoa học, Hà Nội.

23. Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ (2005), Nghiên cứu thực trạng quỹ đất công ích và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích, Nhà xuất bản quôc gia, Hà Nội

24. Nguyễn Thế Vinh (2007), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ. Luận án tiến sĩ Kinh tế. Đại học kinh tế.

25. Aer Parris (2018), Your Guide to Understanding Public Lands, truy cập:

https://www.rei.com/blog/hike/your-guide-to-understanding-public-lands ngày

10/9/2018

26. Gérard Chouquer (2011), Aspects and characteristics of State-owned land in West Africa, Product with the support of the Technical Committee on “Land Tenure & Develospment” and the “Land Tenure Policy Elaboration Support” mobilizing project fi nanced by the Agence Française de Développement.

27. Greg Brown, Kelly de Bie, Delene Weber (2015), Identifying public land stakeholder perspectives for implementing place-based land management,

Landscape and Urban Planning Jounal, Volume 139, July 2015, Pages 1-15

28. Jeffrey D. Kline; Marisa J. Mazzota; Thomas A. Spies; Mark E. Harmon (2013), Applying the ecosystem services concept to public land management,

Agricultural and Resource Economics Review. 42(1): 139-158

29. Rebecca Rasch; Sarah McCaffrey (2019), Local public priorities and preferences for public land management in the Northern Region, Gen. Tech. Rep. RMRS-GTR-400. Fort Collins, CO: U.S. Department of Agriculture, Forest Service, Rocky Mountain Research Station, USA.

30. Rebecca Rasch (2020), Exploring Perspectives on Public Land Management in Rural Montana and Idaho, Journal of Applied Social Science, First Published December 17, 2020, https://doi.org/10.1177/1936724420980410.

31. Stein, Taylor, Namyun Kil, Alexis Frank, Alison Adams, Damian Adams, and Francisco Escobedo (2013), “Public Land Management Agencies’ and Nonindustrial Private Forest Landowners Perceptions towards Ecosystem Services”. EDIS 2013 (11). https://doi.org/10.32473/edis-fr380-2013.

PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT

Mã sô: ……….…………

Đôi tượng khảo sát: cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tư pháp và Thanh tra, cán bộ các phường và người dân sinh sông trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Kính gửi Quý ông/bà!

Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý đất công trên địa

bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội” và mong muôn tìm hiểu thực tiễn vấn đề để

phục vụ cho luận văn của mình. Kính mong ông/bà dành chút thời gian để trả lời giúp tôi một sô câu hỏi dưới đây.

Cũng xin lưu ý rằng những câu trả lời của ông/bà là cơ sở để tôi đánh giá vấn đề nghiên cứu nên rất mong nhận được câu trả lời chi tiết và trung thực của ông/bà. Mọi thông tin liên quan sẽ chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu đề tài và sẽ được bảo mật hoàn toàn.

1. Ông/bà đánh giá như thế nào về việc xác định mục đích sử dụng đất

công của UBND quận

Ông/bà vui lòng đánh giá với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = Không đồng ý, 2 = Ít đồng ý, 3 = Trung lập/Không trả lời, 4 = Khá đồng ý, 5 = Đồng ý.

Nội dung

Điểm số đánh giá (1-5)

1 2 3 4 5

Diện tích đất dành cho phát triển hạ tầng là phù hợp Việc sử dụng đất công cho phát triển hạ tầng là hợp lý Diện tích đất dành cho các công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan là phù hợp

Việc sử dụng đất công cho các công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan là hợp lý

Diện tích đất dành cho quôc phòng, an ninh là phù hợp Việc sử dụng đất công cho quôc phòng, an ninh là hợp lý Diện tích đất dành cho sinh hoạt động đồng, giải trí công cộng là phù hợp

Việc sử dụng đất công cho sinh hoạt động đồng, giải trí công cộng là hợp lý

2. Ông/bà đánh giá như thế nào về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công của UBND quận

Ông/bà vui lòng đánh giá với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = Không đồng ý, 2 = Ít đồng ý, 3 = Trung lập/Không trả lời, 4 = Khá đồng ý, 5 = Đồng ý.

Nội dung

Điểm số đánh giá (1-5)

1 2 3 4 5

UBND quận lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công hàng năm là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quận

UBND quận lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công hàng năm là hợp lý với thực tiễn

UBND quận lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công hàng năm là phù hợp với chính sách quản lý đất công của

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w