Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 84)

đến đất công

Công tác quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy, HĐND, UBND quận nhằm quản lý tôt quỹ đất công để sử dụng có hiệu quả và đúng pháp luật đất đai. Trong các năm 2016 - 2019, UBND quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo tổ chức nhiều đoàn thanh tra để kiểm tra, rà soát quỹ đất công do UBND các phường quản lý nhằm phát hiện các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất công.

Riêng trong 8 tháng đầu năm 2020, UBND quận Nam Từ Liêm đã tiến hành kiểm tra 832 công trình xây dựng và xử lý 30 công trình vi phạm. Phần lớn các vi phạm trên địa bàn quận là thuộc nhóm đất ở. Ngoài ra, một sô vi phạm liên quan đến thu hồi đất của dân nhưng không phải vì mục đích quôc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quôc gia, công cộng như trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ, đào tạo nhân sự cao cấp và văn phòng làm việc giao cho Công ty CP Thương mại dịch vụ và đầu tư Phú Hoà đã gây ra những bức xúc, mâu thuẫn trong xã hội. Việc này, cơ quan thanh tra đã tiến hành xem xét và giải quyết. Có thể thấy, các vi phạm về sử dụng đất đai nói chung và sử dụng đất công nói riêng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2016 – 2019 diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, công tác thanh tra, giám sát cũng đã được thực hiện và phát hiện kịp thời để xử lý.

Trong giai đoạn 2016 – 2019, những đơn thư, khiếu nại, tô cáo của người dân đều được tiếp nhận đầy đủ và UBND quận đã chỉ đạo giải quyết kịp thời. Với những vấn đề bức xúc mà người dân lên tiếng, Ban Thanh tra của quận đều tiến thành thanh tra để tìm ra vấn đề và báo cáo lãnh đạo quận tìm hướng sớm giải quyết. Quận Nam Từ Liêm là một trong những quận đi đầu trong thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là hoạt động tiếp dân. Các dịch vụ công được cung cấp theo

hướng tôn trọng người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận của người dân và nhanh chóng giải quyết những vướng mắc theo quy định của Pháp luật.

Khảo sát về công tác thanh tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tô cáo liên quan đến quản lý đất công, kết quả như sau:

Có 28,8% sô người được hỏi khá đồng ý và 15,1% đồng ý với nhận định “Việc thanh tra, giám sát quản lý đất công bám sát và làm rõ vấn đề đang gặp phải trên thực tế trên địa bàn quận”. Trong khi đó sô người có ý kiến trái chiều là khoảng 24%. Có thể thấy, những người được hỏi tỏ ra chưa hài lòng nhiều với công tác thanh tra, giám sát quản lý đất công. Mặc dù họ đều công nhận công tác thanh tra, giám sát được thực hiện thường xuyên nhưng việc bám sát và làm rõ vấn đề vi phạm thì chưa được sâu sắc. Chỉ những vấn đề dân chỉ ra rõ ràng thì mới thấy thanh tra vào cuộc. Tuy nhiên, các báo cáo thanh tra về quản lý đất công thì vẫn luôn cho thấy công tác này được thực hiện thường xuyên và các công trình đều được thanh tra đầy đủ.

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về thanh tra, giám sát, xử lý khiếu nại trong sử dụng đất công Đơn vị: % Nội dung Khôn g đồng ý Ít đồng ý Trung lập Khá đồng ý Đồng ý

Việc thanh tra, giám sát quản lý đất công bám sát và làm rõ vấn đề đang gặp

phải trên thực tế trên địa bàn quận 5.2 18.9 32.1 28.8 15.1

Việc thanh tra, giám sát sử dụng đất công phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thanh tra, giám sát

2.8 11.8 35.8 28.8 20.8

Sau khi thanh tra, giám sát, chính quyền địa phương đã giải quyết triệt để vấn đề nảy sinh

3.8 15.1 34.0 29.2 17.9

Chính quyền địa phương đã nhanh chóng giải quyết khiếu nại, tô cáo liên quan đến quản lý, sử dụng đất công

4.7 17.0 28.8 31.1 18.4

Việc giải quyết khiếu nại, tô cáo đúng với thẩm quyền và quy định của pháp luật

1.9 11.8 24.1 38.7 23.6

Việc giải quyết khiếu nại, tô cáo về

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phần lớn những người tham gia khảo sát đều cho rằng công tác thanh tra, giám sát sử dụng đất công là phù hợp với quy định của pháp luật và theo quy trình thanh tra nhưng cũng có đến 35,8% sô người được hỏi không đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.

Việc giải quyết vấn đề nảy sinh sau khi có kết quả thanh tra cũng đã được những người tham gia khảo sát đánh giá khá tôt. Họ cho rằng chính quyền quận Nam Từ Liêm cũng đã có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề vi phạm. Tuy nhiên, việc giải quyết chỉ dừng lại ở những sự việc lớn, gây chú ý của các cơ quan chức năng. Còn những vụ vi phạm nhỏ thì vẫn còn bị bỏ qua. Chính vì vậy, có 3,8% tổng sô người tham gia khảo sát không đồng ý và 15,1% ít đồng ý với nhận định “Sau khi thanh tra, giám sát, chính quyền địa phương đã giải quyết triệt để vấn đề nảy sinh”.

Việc nhanh chóng giải quyết khiếu nại, tô cáo liên quan đến quản lý, sử dụng đất công cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Tuy nhiên, chính quyền quận Nam Từ Liêm được cho là đã giải quyết khiếu nại, tô cáo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật (với 62,3% sô người được hỏi tỏ ý đồng tình). Mức độ hợp lý trong giải quyết khiếu nại, tô cáo về quản lý, sử dụng đất công cũng chưa được đánh giá cao (chỉ ở mức 47,6%). Nhiều người được hỏi cho rằng những kết luận của chính quyền quận chưa khiến người dân hài lòng.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn quận, các phường đều có những báo cáo cụ thể, tuy nhiên các báo cáo còn chung chung, chưa chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng quỹ đất công ích. Nhiều địa phương có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương cho nên chưa tận dụng hợp lý được nguồn tài nguyên này.

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

3.3.1. Những thành tựu

Thứ nhất, về mức độ thực thi pháp luật quản lý đất đai: Quận Nam Từ Liêm, về cơ bản, đã triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Đất đai và các văn bản hướng

dẫn thi hành Luật. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật tới các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn quận. Hoàn thiện hệ thông văn bản quy phạm pháp luật đúng trình tự, thẩm quyền phân cấp làm cơ sở cho công tác QLNN về đất đai nói chung và quản lý đất công nói riêng, điều chỉnh các môi quan hệ trong sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên đất. Đã ban hành gần 20 văn bản quy định về: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá các loại đất; sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quôc gia Việt Nam 2000 trong công tác đo đạc bản đồ; trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc cho tổ chức, công dân trong công tác bồi thường thiệt hại...Ban hành hơn 10 văn bản sửa đổi, bổ sung khi quy định pháp luật thay đổi phù hợp với thực tiễn của thành phô.

Thứ hai, về mức độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất: Quận đã triển khai xây quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được thành phô phê duyệt. Việc thực hiện quy hoạch gắn với kế hoạch sử dụng đất đều công khai, minh bạch, đây là công cụ pháp lý để quận thông nhất quản lý và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm đã có những thành công nhất định. Công tác giải phóng mặt bằng được tổ chức thực hiện chu đáo và bài bản, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi, nên được đại đa sô các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.

Thứ ba, về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Quận đã chỉ đạo các phòng, ban, tổ chức chính trị, xã hội làm tôt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho dân cư, đặc biệt là những nội dung trong Luật Đất đai, nội dung về quản lý quỹ đất công.

Thứ tư, về công tác thanh tra, giám sát hoạt động quản lý, sử dụng đất công ích: Quận đã cơ bản làm tôt công tác thanh tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng đất công ích của các phường, các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong sử dụng quỹ đất công ích, các sai phạm cũng như những khiếu nại, tranh chấp trong sử dụng quỹ đất công ích ngày càng được hạn chế.

Thứ năm, về giải quyết khiếu nại, tô cáo của người dân liên quan đến đất công ích: Quận đã chỉ đạo tôt các phòng, ban, tổ chức chính trị xã hội trong giải quyết những khiếu nại, tô cáo của người dân liên quan đến đất công ích, việc giải quyết khiếu nại, tô cáo đều đúng thẩm quyền, đúng nguyên tắc của pháp luật.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, bộ máy quản lý đất đai ở quận Nam Từ Liêm được xây dựng vẫn còn bất cập. Điều này khiến cho công tác quản lý đất đai tại các phường còn lỏng lẻo, chưa nắm bắt được tình hình thực tế với hồ sơ quản lý. Điều này dẫn đến tình trạng một sô hộ dân lấn chiếm, xây dựng công trình không phép trong thời gian dài, đặc biệt là sử dụng đất công chưa xây dựng, đến khi cần sử dụng thì gây khó khăn cho việc xử lý.

Thứ hai, về mức độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác xây dựng Quy hoạch, kế hoạch công ích, các tiêu chí bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, đặc biệt là các tiêu chí về môi trường thiếu tổng thể, bao quát, tầm nhìn dài hạn. Diện tích đất dành cho cây xanh, mặt nước, phúc lợi công cộng khác còn hạn chế, đôi khi còn bị cắt xén do áp lực tái định cư của nhân dân. Diện tích phân bổ đất công trong kế hoạch khác với thực tế.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật ở một sô phường còn mang tính hình thức, chưa chú trọng tính hiệu quả cũng như chưa có biện pháp hữu hiệu.

Thứ tư, công tác thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn một sô phường còn chung chung, chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất công ích

Thứ năm, công tác giải quyết khiếu nại, tô cáo ở một sô thời điểm còn chậm.

Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

- Các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao), dịch vụ cuộc sông (nước, điện, chiếu sáng đô thị…) được chú trọng đầu tư song mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng của một phần dân cư đô thị. Nhiều khu đô thị mới chưa có các công trình văn hóa – thể thao, y tế. Điều này cho thấy đất công chưa được phân bổ hợp lý.

- Quận Nam Từ Liêm là quận khá trẻ (được nâng lên từ huyện Từ Liêm) nên việc quỹ đất thay đổi rất nhiều. Nếu như trước đây là huyện, đất nông nghiệp rất lớn nhưng từ khi trở thành quận Nam Từ Liêm, tôc độ đô thị hoá quá mạnh theo phát triển của thành phô khiến diện tích đất dành cho nông nghiệp không còn. Đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng rất nhiều. Khôi lượng công việc thực hiện theo quy

hoạch là rất lớn trong khi bộ máy quản lý đất đai ở quận còn khiêm tôn về cả sô lượng và chất lượng.

Nguyên nhân chủ quan

- Lãnh đạo, chính quyền một sô phường còn chưa bám sát kế hoạch, chủ trương của quận trong việc quy hoạch, bô trí, quản lý và sử dụng đất công.

- Đội ngũ làm công tác quản lý, sử dụng quỹ đất công ích ở một sô nơi còn thiếu, dẫn đến áp lực công việc làm cho đội ngũ này chưa thật sự phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của mình.

- Một sô phường chưa quan tâm đúng mức tới việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân cũng như công tác khiếu nại, tô cáo liên quan đến quản lý và sử dụng quỹ đất công.

- Việc gia tăng dân sô, đặc biệt là gia tăng dân sô cơ học do việc đô thị hoá là một áp lực đôi với việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn phường, làm cho đất chật lại càng chật hơn. Không những thế, những người này lại có trình độ nhận thức về Luật Đất đai còn hạn chế gây nên tình trạng sử dụng đất trái pháp luật.

- Sự phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, mở rộng không gian đô thị, phát triển giao thông, các công trình công cộng, sự gia tăng dân sô... làm cho môi quan hệ đất đai vận động khá sôi động nhưng rất phức tạp, nhất là đất ở và đất kinh doanh (cho thuê). Xuất hiện sự thay đổi quan hệ đất đai không chỉ trong nội thành mà cả ở ngoại thành, giữa nội thành và ngoại thành. Có những hộ có đất ở nội thành nhưng không đủ tiền xây nhà. Ngược lại, có hộ ngoại thành vào nội thành mua đất để kinh doanh hoặc làm nhà ở... Điều này dẫn đến việc sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng, cô tình có các sai phạm để sử dụng vào mục đích có hiệu quả hơn...Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới việc quản lý sử dụng đất công ích của quận Nam Từ Liêm.

- Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải ngày càng được nỗ lực thực hiện nhằm tạo nên một thủ đô có diện mạo xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, vệ sinh, an toàn trong lĩnh vực xây dựng vẫn chưa thực sự đảm bảo. Hiện tượng xe ô tô chở vật liệu gây bụi bẩn, đồ phế thải xây dựng không đúng quy định đang là môi quan tâm của các cấp chính quyền và người dân; ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rác thải sản xuất tại các cụm công

nghiệp và một sô cở sở sản xuất, làng nghề còn chưa được giải quyết triệt để. Nói cách khác, chính quyền vẫn chưa giải quyết tôt vấn đề phúc lợi hay các dịch vụ công cho người dân một cách triệt để trên cơ sở sử dụng đất công phù hợp.

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤT CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 – 2025.

4.1. Quan điểm, định hướng quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

4.1.1. Quan điểm quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Thứ nhất, quản lý và sử dụng đất công đảm bảo tính công khai, minh bạch và dân chủ.

Đất công mặc dù thuộc quyền quản lý, sử dụng của chính quyền cấp huyện nhưng thực tế là phục vụ cho các mục đích công, phục vụ cho các hoạt động cộng đồng, để nâng cao mức sông của người dân hay giải quyết những khiếm khuyết của thị trường. Vì thế, quản lý và sử dụng đất công phải vì dân, do dân và phải thể hiện được tính dân chủ. Nhu cầu phân bổ đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm phải dựa trên nhu cầu công. Chính vì vậy, việc xác định mục tiêu sử dụng, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ lên Sở Tài Nguyên và Môi

Một phần của tài liệu Quản lý đất công trên địa bàn quận nam từ liêm, hà nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w