3.2.1.1. Xác định mục đích sử dụng đối với đất công
UBND quận Nam Từ Liêm đã phân bổ đất công vào nhiều mục đích khác nhau như đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, đất quôc phòng an ninh, đất cho các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp…
Trong đó, đất sử dụng cho mục đích công cộng chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2020, loại đất này chiếm 51.4% tổng diện tích đất công của toàn quận. Sau đó là đất dành cho xây dựng các công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, chiếm hơn 25%. Đất quôc phòng, an ninh chiếm khoảng 11%. Còn các mục đích sử dụng khác được dành phần đất khá nhỏ.
2.4% 21.8% 51.4% 0.8% 0.6% 2.7% 3.3% 3.4% 1.5% Đất an ninh Đất xây dựng công trình sự nghiệp Đất có mục đích công cộng Đất cơ sở tôn giáo Đất cơ sở tín ngưỡng Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, …
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối Đất có mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Nam Từ Liêm
Hình 3.7: Tỷ lệ phân bổ đất công năm 2020 ở quận Nam Từ Liêm
Mục đích sử dụng đất được UBND quận Nam Từ Liêm xác định rất rõ ràng và được thể hiện trong kế hoạch sử dụng đất được công bô hàng năm. Mục tiêu lớn nhất trong sử dụng đất công là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Hàng năm, UBND quận Nam Từ Liêm sẽ gửi nhu cầu phân bổ quỹ đất công về Sở Tài nguyên và Môi trường của thành phô Hà Nội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tài Nguyên và Môi trường yêu cầu về đăng ký nhu cầu sử dụng đất công. Sở Tài Nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất công và danh mục các dự án sẽ thực hiện để phê duyệt. Đây là căn cứ cho UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất công trong năm. Khảo sát người dân cũng như cán bộ làm việc ở UBND quận Nam Từ Liêm về mục đích sử dụng đất công trên địa bàn quận, kết quả như sau:
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về mục đích sử dụng đất công
Đơn vị: % Nội dung Khôn g đồng ý Ít đồng ý Trunglập đồng ýKhá Đồngý
Diện tích đất dành cho phát triển hạ
tầng là phù hợp 1.9 9.0 28.8 42.0 18.4
Việc sử dụng đất công cho phát triển hạ
tầng là hợp lý 3.8 11.8 34.9 30.2 19.3
Diện tích đất dành cho các công trình
sự nghiệp, trụ sở cơ quan là phù hợp 5.2 17.0 32.1 27.8 17.9
Việc sử dụng đất công cho các công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan là hợp lý
2.8 12.7 25.0 35.8 23.6
Diện tích đất dành cho quôc phòng, an
ninh là phù hợp 1.9 8.0 26.9 34.0 29.2
Việc sử dụng đất công cho quôc phòng,
an ninh là hợp lý 2.8 7.5 24.1 39.2 26.4
Diện tích đất dành cho sinh hoạt động
Việc sử dụng đất công cho sinh hoạt
động đồng, giải trí công cộng là hợp lý 9.0 25.9 26.9 23.1 15.1
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Có thể thấy, những người tham gia khảo sát đánh giá cao về mức độ phù hợp đôi với việc UBND dành đất công cho phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, mức độ hợp lý được đánh giá thấp hơn một chút bởi nhiều công trình giao thông vẫn còn nhỏ dẫn đến tình trạng ách tắc thường xuyên (nhất là vào giờ cao điểm). Lượng chung cư trong quận được xây dựng ngày càng nhiều hơn khiến cho hệ thông giao thông không tương xứng. Người dân đều nhận thức được những công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn quận đều nằm trong tổng thể phát triển hạ tầng của thành phô. Phần đất dành cho các công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan hay quôc phòng, an ninh cũng nhận được ít phản hồi trái chiều của người tham gia khảo sát bởi đó là những yêu cầu tất yếu. Riêng diện tích đất dành cho sinh hoạt cộng đồng, giải trí công cộng thì chưa được đánh giá cao về mức độ phù hợp và hợp lý. Khi phỏng vấn sâu thì nhiều người cho rằng mặc dù quận đã quan tâm tới việc xây dựng các nhà văn hoá, công viên cây xanh nhưng vẫn còn khá ít. Nhiều khu đô thị, toà nhà chung cư không có không gian chung. Như vậy, có thể thấy, mặc dù UBND quận Nam Từ Liêm đã cô gắng trong việc phân bổ quỹ đất công theo các mục đích sử dụng khá sát với vai trò của đất công nhưng mức độ phù hợp và hợp lý chưa cao, vẫn cần phải có những điều chỉnh trong thời gian tới.
3.2.1.2. Xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất công
Căn cứ quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2020, và phê duyệt phân bổ quỹ đất công hàng năm của Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND quận Nam Từ Liêm đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 của quận (theo văn bản Quyết định sô 3733/QĐ-UBND ngày 11/7/2014) và trình Sở Tài Nguyên và Môi trường thẩm định; trình UBND thành phô Hà Nội thông qua theo quy định. Trình tự lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất được UBND quận thực hiện theo đúng thẩm quyền.
Sau đó, hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020, quận Nam Từ Liêm đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất kèm bản đồ kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện. Đồng thời, UBND quận Nam Từ Liêm cũng chỉ đạo, hướng dẫn cấp phường lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất. Việc lập kế hoạch hàng năm theo quy hoạch tổng
thể 10 năm đã giúp UBND quận có thể sát sao trong việc kiểm soát quy hoạch, nắm bắt những vấn đề phát sinh để có thể điều chỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy UBND quận Nam Từ Liêm rất chú trọng công tác quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất công.
Bảng 3.4. Kế hoạch sử dụng đất công giai đoạn 2017 - 2020
Phân bổ đất (ha) 2017 2018 2019 2020
Tổng diện tích đất 3219.27 3219.27 3219.27 3219.27
Đất nông nghiệp 487.06 683.48 628.52 499.68
Đất sản xuất công nghiệp 17.85 17.85 17.85 17.85 Đất thương mại dịch vụ 223.15 170.55 138.05 153.31 Đất sản xuất phi nông nghiệp 65.19 61.65 61.37 60.39
Đất ở 848.09 781.77 796.62 845.48 Đất công 1577.9 1 1503.9 6 1576.8 4 1642.5 5
Đất quôc phòng 136.16 138.3 137.78 138.46
Đất an ninh 40.18 39.79 40.0 40.08
Đất phát triển hạ tầng 1027.1 1000.57 1066.25 1111.35
Đất di tích lịch sử, văn hoá 0.88 0.88 0.88 0.88
Đất xử lý chất thải 5.01 5.01 5.01 5.01
Đất xây dựng trụ sở cơ quan 57.61 57.08 55.85 55.84
Đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp 1.82 1.82 1.82 1.82
Đất tôn giáo 12.62 12.83 12.8 12.79
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ 48.17 44.17 48.35 48.37
Đất sinh hoạt cộng đồng 1.19 2.68 3.49 3.6
Đất vui chơi, giải trí công cộng 54.04 41.6 41.38 61.7
Đất tín ngưỡng 9.76 9.76 9.9 9.9
Đất sông ngòi, kênh rạch 49.66 49.43 49.08 49.08
Đất có mặt nước chuyên dùng 54.29 50.02 49.46 49.47
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác 18.47 18.47 23.35 22.87
Đất phi nông nghiệp khác 33.95 31.55 31.44 31.33
Nguồn: UBND Quận Nam Từ Liêm
Trong kế hoạch phân bổ đất của toàn quận, đất công chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 48,8%). Đất công được tăng lên hàng năm trong kế hoạch sử dụng đất của UBND. Năm 2017 diện tích đất công là 1577,91ha nhưng lại giảm khoảng 70ha vào năm 2018 và quay trở lại tiếp tục tăng vào năm 2019 và 2020. Theo kế hoạch, diện tích đất công năm 2020 là 1642,55 ha.
UBND xây dựng quy hoạch các loại đất khá chi tiết theo đúng quy định về lập quy hoạch đất đai mà Nhà nước ban hành.
Trong kế hoạch sử dụng đất công giai đoạn 2017– 2020, đất dành cho an ninh – quôc phòng gần như không có sự thay đổi mặc dù năm 2018 có tăng nhẹ diện tích đất quôc phòng. Tương tự, đất dành cho di tích lịch sử văn hoá, đất xử lý chất thải, xây dựng trụ sở cơ quan, trụ sở tổ chức sự nghiệp, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ cũng không có sự thay đổi trong suôt những năm qua. Biến động nhiều nhất phải kể đến là đất phát triển hạ tầng với một loạt các dự án làm đường giao thông.
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Nam Từ Liêm
Năm 2017, kế hoạch phân bổ đất cho phát triển hạ tầng là 1027,1ha thì đến năm 2020 đã lên tới 1111,35ha. Đất dành cho sinh hoạt cộng đồng khá ít. Năm 2017 là 1,19 ha, tăng lên là 2,68ha vào năm 2018, 3,49ha vào năm 2019 và năm 2020 là 3,6ha. Như vậy, UBND quận cũng đã bắt đầu quan tâm hơn tới các hoạt động cộng đồng phục vụ dân cư. Đất vui chơi, giải trí công cộng có diện tích khá lớn và biến động liên tục. Năm 2017 là 54,04ha, giảm vào năm 2018 là 41,6ha. Chỉ đến năm 2020, UBND quận lại tiếp tục lập kế hoạch tăng diện tích cho đất giải trí công cộng lên 61,7 ha với dự án xây dựng công viên cây xanh phục vụ cho khu vực đường đua công thức 1. Nam Từ Liêm cũng là quận dành nhiều diện tích đất cho thể thao văn hoá, giáo dục, y tế. Ở đây có sân vận động quôc gia Mỹ Đình, rất nhiều trường học các cấp. Đất xây dựng các công trình sự nghiệp cũng lên tới 22,87 ha vào năm 2020.
Đánh giá thêm về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công, kết quả khảo sát cho thấy:
Có 36,8% sô người được hỏi khá đồng ý và 20,3% đồng ý với nhận định “UBND quận lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công hàng năm là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quận”. Chỉ có 1.9% không đồng ý và 11,8% ít đồng ý với nhận định trên. Có thể thấy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công được đánh giá khá phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhận được sự đồng tình ủng hộ của dân cư. Tương tự, mức độ đánh giá về tính phù hợp của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công với chính sách quản lý đất công cũng khá cao. Tuy nhiên, mức độ đánh giá về tính hợp lý với thực tiễn có thấp hơn. Lý do là bởi những người tham gia khảo sát cho rằng một sô công trình chưa phù hợp về diện tích, vị trí hoặc chưa thật sự hiệu quả đôi với việc cung cấp lợi ích cho cộng đồng như xây dựng nhà văn hoá phường, nơi vui chơi, giải trí cộng đồng…
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công
Đơn vị: %
Nội dung Khôngđồng ý Ít đồngý Trunglập đồng ýKhá Đồngý
UBND quận lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công hàng năm là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quận
UBND quận lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công hàng năm là hợp lý với thực tiễn
4.2 15.1 27.8 34.0 18.9
UBND quận lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công hàng năm là phù hợp với chính sách quản lý đất công của quận
1.4 9.0 30.7 38.2 20.8
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Mặc dù được đánh giá khá tôt, trong những năm qua, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn một sô tồn tại sau:
Thứ nhất, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa làm cho diện thích đất nông nghiệp giảm mạnh, việc giải tỏa, di dời dân cư để phát triển đô thị làm cho một bộ phận người lao động phải chuyển đổi việc làm, ngành nghề, trong khi việc đào tạo nghề còn chậm gây khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm của người lao động.
Thứ hai, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay chủ yếu dựa theo quy định quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch chung xây dựng mang tính định hướng, nên nhiều công trình, dự án chưa xác định cụ thể trong thời kỳ quy hoạch. Do đó, khi có sự thay đổi dự án thì quy hoạch SDĐ phải điều chỉnh theo, gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến tính chuẩn xác của quy hoạch.
Thứ ba, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các ngành chưa có sự phôi hợp đồng bộ, nhiều quy hoạch chi tiết nhỏ lẻ dễ dẫn đến mất cân đôi trong việc sử dụng đất, nhất là tỷ lệ đất trong khu dân dụng (đất ở, đất cây xanh, đất giao thông, đất công trình công cộng).
Thứ tư, quan hệ phát triển kinh tế, phát triển đô thị và sử dụng đất đôi khi có mâu thuẫn và phức tạp, chính sách về đất đai đang từng bước hoàn thiện, một sô địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chưa coi trọng hiệu quả sử dụng đất, việc sử dụng đất còn tùy tiện, lãng phí, gây khó khăn cho công tác quản lý sử dụng đất công.
Thứ năm, việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai ở một sô nơi chưa nghiêm minh chặt chẽ dẫn đến không ít các trường hợp vi phạm, như: lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất lãng phí, vi phạm quy hoạch. Khi bị thu hồi đất vi phạm thì người dân lại phản ứng nhất là lúc bị cưỡng chế gây ra mâu thuẫn với chính quyền quận.