bàn cấp quận
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
* Điều kiện tự nhiên
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra vì vậy việc quản lý đất đai bị chi phôi bởi điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ở đây chủ yếu xét đến các yếu tô như: khí hậu, địa hình,... Nó ảnh hưởng lớn đến công tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất. Công tác đo đạc, khảo sát, đánh giá đất được thực hiện trên thực địa, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nó sẽ được tiến hành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được kinh phí cho nhà nước. Do đất đai có tính cô định, mỗi vùng miền lại có một đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay đổi. Khi nhu cầu sử dụng loại đất này tăng lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng loại đất kia giảm đi, đồng thời sẽ có loại đất khác được khai thác để bù đắp vào sự giảm đi của loại đất đó. Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra. Quản lý đất công từ đó cũng phải đổi mới để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế.
Yếu tô văn hóa xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung cũng như về lĩnh vực đất công nói riêng. Các yếu tô như việc làm, dân sô, môi trường, xóa đói giảm nghèo,... ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, giao đất và công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, vi phạm đất đai.
Để thông nhất quản lý nhà nước về đất đai trong toàn quôc, Nhà nước quy định rất cụ thể thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai cho một sô cơ quan chức năng thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thông nhất quản lý nhà nước về đất đai như: Quôc hội, Uỷ ban Thường vụ Quôc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đất đai. Chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về đất đai là cơ sở, căn cứ để quận tổ chức thực hiện và triển khai các nội dung QLNN về đất đai trên địa bàn. Trong thực tế, yếu tô về cơ chế - chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến sự phát triển đất công ích trên các mặt: định hướng phát triển; tạo động lực để phát triển; tạo điều kiện thúc đẩy nhanh, chỉnh trang đô thị,... Chính vì vậy, khi hệ thông chính sách, pháp luật của Nhà nước đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể và được xây dựng một cách khoa học, xuất phát từ tổng kết thực tiễn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương của quận triển khai các hoạt động quản lý đất công một cách hiệu quả.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
* Cơ cấu bộ máy quản lý đất công ở cấp quận
Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai là một hệ thông cơ quan quyền lực của Nhà nước các cấp từ trung ương đến địa phương, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tầm vĩ mô. Bộ máy tổ chức quản lý đất công ở cấp quận thực hiện quản lý nhà nước về đất công trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sự phôi kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong bộ máy và giữa các ban, ngành có liên quan là nhân tô quan trọng tạo ra kết quả trong việc quản lý đất đai, như giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy, bảo đảm vai trò định hướng trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án bô trí sử dụng đất công ích như phát triển các công trình công cộng, chỉnh trang diện mạo địa phương... Mặt khác, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng và hiệu quả. Ngược lại, khi bộ máy tổ chức quản lý đất công ở cấp quận vận hành, quản lý thiếu hiệu quả thì dễ phát sinh khiếu nại, tô cáo, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đôi với chính quyền.
Xét về xu hướng chung, kinh tế trên địa bàn các quận, huyện ở nước ta sẽ ngày càng phát triển, đòi hỏi công tác quản lý đất công ở phạm vi này phải ngày càng được nâng cao. Do đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành địa chính, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai là một trong những nhân tô quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chông vi phạm pháp luật đất đai nói chung và vi phạm hành chính về đất công ích nói riêng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, năng lực của cán bộ là nhân tô có ý nghĩa quyết định đến tiến độ và chất lượng của việc ban hành các văn bản pháp luật về đất đai, đến việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó, đến việc phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về đất đai. Nếu họ có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi, phẩm chất đạo đức tôt thì chất lượng của các văn bản pháp luật đất đai được ban hành hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành sẽ sát thực tế, tính khả thi cao; việc tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên sẽ nhanh chóng, nghiêm túc; việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật sẽ nghiêm minh, kịp thời. Ngược lại, sự hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sự yếu kém về phẩm chất đạo đức của cán bộ có thể dẫn đến sai lầm trong việc ban hành văn bản pháp luật, đến việc thi hành pháp luật, việc xử lý vi phạm sẽ thiếu nghiêm minh ngay cả khi hệ thông pháp luật đã được quy định khá hoàn thiện.
* Cơ chế, chính sách quản lý quỹ đất công áp dụng trên địa bàn
Cơ chế, chính sách quản lý đất công ích ở cấp quận là một công tác trọng yếu. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, UBND quận xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn của quận và quy định của pháp luật sẽ tạo ra căn cứ pháp lý để công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng... được thực thi đúng quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước. Từ đó ảnh hưởng tích cực tới hoạt động quản lý đất công, tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắt, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được môi trường sinh thái; khai thác được nguồn lực đất đai phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các mục tiêu kinh tế - xã hội, quôc phòng, an ninh.
* Trách nhiệm của chính quyền các cấp trên địa bàn cấp huyện
Trong quản lý đất công, trách nhiệm của chính quyền quận và chính quyền các phường là rất quan trọng. Sự thiếu quan tâm chỉ đạo, buông lỏng quản lý, sao nhãng trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát đôi với việc thực thi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý đất công, phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. Vấn đề quan trọng là các cấp chính quyền của quận thực hiện đúng chức năng quản lý đôi với đất công, tạo sự ảnh hưởng tích cực trong hoạt động quản lý của mình.
1.3. Kinh nghiệm quản lý đất công ở một số quận huyện và bài học cho quận Nam Từ Liêm
1.3.1. Kinh nghiệm của quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy được thành lập tháng 9/1997, có tổng diện tích tự nhiên là 1.204 ha, dân sô khoảng 185.000 người; dân cư hàng năm luôn biến động theo chiều hướng gia tăng từ 10 - 12%. Đây là quận có tôc độ đô thị hoá nhanh, nên dự án đầu tư xây dựng rất lớn... do vậy hệ thông hạ tầng kỹ thuật và xã hội không đáp ứng kịp nhu cầu... Dù vậy, công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng và quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất công được triển khai khá hiệu quả, thông nhất. Hàng năm, Quận tiến hành rà soát quỹ đất công, đánh giá việc sử dụng đất công để có thể điều chỉnh, thay đổi kế hoạch sử dụng đất công trong thời gian sau. Quận cũng đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn hướng dẫn, phổ biến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, 7 tháng đầu năm 2020, quận đã cấp được 669 giấy phép xây dựng (163.266 m2 sàn), tăng tỷ lệ kiểm soát công trình đạt 85%, công tác quản lý thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép mặt bằng, đấu giá cũng tích cực được triển khai thực hiện. Đặc biệt, quận đã triển khai rất tôt công tác đấu giá quyền SDĐ, chỉ tính 7 tháng đầu năm 2020, đã tổ chức được 2 đợt đấu giá quyền SDĐ, với tổng diện tích 0,93 ha thu được 294 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để người dân hiểu rõ về quản lý đất công trên địa bàn, UBND quận đã công khai các bản quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất công. Đôi với đất công phục vụ hệ thông giao thông hoặc các công trình
cần thiết của thành phô, quận có thông báo tới các hộ gia đình để thực hiện giải phóng mặt bằng, đền bù, chuyển đổi đất. Với những khu đất công bị lấn chiếm, UBND quận kiên quyết thu hồi và lên kế hoạch sử dụng phù hợp. Đôi với những trường hợp đất công sử dụng không đúng mục đích, theo phản hồi người dân, UBND quận cử cơ quan chức năng tới để kiểm tra và giải quyết kịp thời.
1.3.2. Kinh nghiệm của quận Đống Đa
Trong lĩnh vực giao thông Hà Nội (trên địa bàn quận Đông Đa là các quận nội thành cũ), do quy hoạch và quản lý thiếu tính đồng bộ nên chi phí đền bù lớn hơn nhiều so chi phí làm đường. Ví dụ, đoạn đường Trần duy Hưng - Khuất Duy Tiến đến Nguyễn Trãi dài 6,3 km chi phí hết 1.300 tỷ VNĐ, nghĩa là 1km hết 206 tỷ VNĐ (xấp xỉ 14 triệu USD/km), đắt gấp 10 lần so với thế giới. Gần đây nhất đoạn đường thi công kéo dài từ Trung Tự đến Ô Chợ Dừa dài khoảng 1.082 m được dự tính chi hết 750 tỷ VNĐ (hơn 46 triệu USD/km). Nguyên nhân của vấn đề này là bởi công tác đền bù mặt bằng có chi phí quá lớn. Điều này thể hiện tính chưa hiệu quả của công tác quản lý đất đai và cũng là một kinh nghiệm cần học hỏi để quận Nam Từ Liêm không vướng phải. Với những quận mới hơn, cần phải rà soát quỹ đất công để dự phòng cho các dự án cần thiết, có thể linh hoạt đổi trả cho người dân. Công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy định đất đai cũng là vấn đề mà quận Đông Đa chỉ ra. Công tác quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được đẩy nhanh tiến độ thông qua sử dụng hệ thông khai báo qua internet và kiểm tra bằng dữ liệu phân tích máy tính.
1.3.3. Bài học tham khảo cho quận Nam Từ Liêm
Một là, quản lý đất công là một lĩnh vực phức tạp dễ dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đôi tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều năm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ chôt hàng đầu của quận. Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục, cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên của chính quyền thành phô, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp và người dân.
Hai là, trong quản lý đất công, khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để. Bất kể đôi tượng đó là ai, cấp nào, nếu sai phạm thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đôi với những cán bộ thực hiện không
hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý và nên có chế độ bắt buộc bồi thường thiệt hại bằng vật chất. Hằng năm, chính quyền quận cần thực hiện nghiêm túc việc thông kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp về hưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.
Ba là, chính quyền quận cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân; đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân, trình độ cán bộ được nâng cao nếu được quan tâm bồi dưỡng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý đất công.
Bôn là, công tác lập và quản lý quy hoạch cũng cần được coi trọng, chính quyền quận cần thường xuyên rà soát, tránh tình trạng quy hoạch “treo”. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bô, cắm môc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phải đền bù, dỡ bỏ khi di chuyển khi giải phóng mặt bằng. Trong công tác quản lý quy hoạch, cần phân công trách nhiệm cho đơn vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chế thưởng phạt rõ ràng.
Năm là, chính quyền quận cần nghiên cứu để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong quản lý đất công cần thực hiện hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu thuê đất. Cần xây dựng các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn đấu thầu, đấu giá một cách khoa học và công khai rõ ràng để thực hiện và giám sát.
Sáu là, chính quyền quận cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, sử dụng đất không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sông để đấu thầu, đấu giá cho các đôi tượng sử dụng có hiệu quả hơn,...
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận là kim chỉ nam, định hướng của nghiên cứu xuyên suôt luận văn. Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất công trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, phương pháp luận được lựa chọn phù hợp là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận đặc trưng, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn.
Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau. Chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu thế giới thực với các sự vật, hiện tượng có môi quan hệ qua lại