Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý kênh phân phối

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 26 - 28)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

1.2.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý kênh phân phối

Công tác tổ chức thực hiện là then chốt vì sau khi đã xây dựng kế hoạch thì Doanh nghiệp sẽ tiến hành giao kế hoạch cho các bộ phận để tổ chức thực hiện kế hoạch của kênh phân phối. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề nảy sinh thì đơn vị giải quyết một cách kịp thời nhằm đảm bảo phối hợp đồng bộ kế hoạch tài chính với những kế hoạch khác để có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nhà quản lý để làm tốt công việc này ta cần sử dụng các hình thức sau: - Hình thức cưỡng chế: đưa các thành viên trong hệ thống phải phụ thuộc và làm theo sự chỉ đạo của nhà quản lý. Nhà quản lý dùng quyền của mình để điều kiển và ra lệnh cho các thành viên kênh.

- Hình thức khen thưởng: là các điều kiện mà các thành viên trong hệ thống phân phối phải đạt được để nhà quản lý và doanh nghiệp xét khen thưởng.

- Pháp lý: khi hai bên xảy ra tranh chấp thì dựa trên hợp đồng hợp tác đã ký giữa hai bên để xử lý theo quy định pháp luật.

- Uy tín: nhà quản lý tạo miền tin, sự kính phục, tự hào cho các thành viên trong hệ thống kênh. Để các thành viên kênh nghe và làm theo.

- Kinh nghiệm nghề nghiệp: dựa vào kinh nghiệm và trình độ của mình để sai khiến các thành viên.

1.2.3.3 Kiểm tra giám sát đánh giá kết quả việc quản lý kênh phân phối

- Sản lượng hàng hóa đã bán trong mỗi kỳ tháng/quý/năm là tiêu chuẩn quan trọng nhất và hay được sử dụng nhất là để đánh giá hoạt động của các thành viên hệ thống kênh. Thông thường người quản lý đánh giá hoạt động bán dựa trên:

+ Doanh số lượng hàng tiêu thụ hiện tại của các thành viên hệ thống kênh so với lượng bán hàng trong lịch sử.

+Việc so sánh khối lượng bán hàng của mỗi thành viên, chi nhánh, đơn vị bán hàng kênh với tổng lượng bán của các đơn vị tương đương trong KPP

+ Sản lượng bán hàng của từng thành viên trong KPP so với các chỉ tiêu đã được xác định trước.

- Đánh giá hàng tồn kho số liệu này sẽ được thể hiện trong hợp đồng buôn bán của các thành viên KPP cần phải xác định một mức tồn kho đều đặn là cần thiết bởi nó đảm bảo cho tính sẵn có của hàng hoá trên thị trường. Thông thường thì xác định tồn kho được thể hiện bởi:

+ Lượng hàng hóa tồn kho trung bình mỗi tháng/quý/năm của các thành viên KPP là bao nhiêu?

+ Điều kiện và phương thức hàng hóa tồn kho như thế nào?

- Cuối cùng thì các nhà quản lý phải đánh giá hoạt động của các thành viên kênh dựa trên mức độ cạnh tranh thị trường của từng người.

Kết luận chung thông qua hoạt động đánh giá so sánh giữa các đơn vị thì nhà quản lý biết được đơn vị nào hoạt động có hiệu quả để từ đó có kế hoạch đầu tư hoặc loại bỏ kịp thời, tạo nên cấu trúc kênh tốt nhất đáp ứng được với sự đòi hỏi của thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w