Đặc điểm Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 47 - 53)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

3.1.2.3 Đặc điểm Đối thủ cạnh tranh

* Đặc điểm chung của các công ty kinh doanh sản phẩm nhựa đường:

Các công ty kinh doanh nhựa đường nói chung đều có qui mô và khả năng tài chính tương đối tốt thì mới có khả năng duy trì và phát triển được. Các doanh nghiệp này có thể tự tổ chức mạng lưới phân phối riêng của mình nhưng cũng có khi phải sử dụng mạng lưới sẵn có trên thị trường, trường hợp này doanh nghiệp rất dễ mất quyền kiểm soát kênh phân phối (KPP).

Thông thường các công ty kinh doanh nhựa đường đều có dây chuyền sản xuất và pha chế, đóng rót nhựa đường. Mặt khác, giá trị nhập khẩu nhựa đường lỏng là nguyên vật liệu đầu vào là rất lớn, do vậy phải có khả năng tài chính tốt thì mới đảm bảo các điều kiện ra nhập. Hầu hết các công ty kinh doanh nhựa đường thường tập trung hàng hóa tại các kho trung tâm của mình, cá biệt có sự hỗ trợ tổ chức giao hàng đến thẳng khách hàng của TGPP giảm thiểu các chi phí trung chuyển hàng tại các kho trung chuyển của TGPP. Cũng bởi đặc tính qui mô và khả năng tài chính của các công ty kinh doanh nhựa đường là khá lớn, do vậy hầu hết trong kênh phân phối các công ty kinh doanh nhựa đường chủ yếu tập trung vào kênh bán hàng trực tiếp ( không cấp) và kênh cấp 1. Họ không đầu tư nhiều vào các đại lý nhỏ lẻ phân phối sản phẩm với sản lượng tiêu thụ thấp. Mà chủ yếu nắm giữ các Tổng đại lý lớn có nhà máy lưu trữ với qui mô và thị trường rộng, họ sẵn sàng đầu tư và phối hợp với các Tổng đại lý này nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như phát triển mạng lưới bán hàng.

Đường cung thị trường nhựa đường là tổng hợp theo chiều ngang của các đường cung trong thị trường. Lượng cung ứng nhựa đường trong thị trường là lượng nhựa

đường mà các nhà cung ứng sẵn lòng bán và có khả năng bán tại những mức giá khác nhau trong 1 thời kì nhất định. Các nhà cung ứng nhựa đường tại thị trường Việt nam được chia làm 3 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như: ADCo thuộc tập đoàn Tipco của Thái, Tập đoàn Shell toàn cầu trụ sở Hà Lan, Tập đoàn Exxon Mobil của Hoa Kỳ. Loại doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gồm Caltex, Total… ; loại doanh nghiệp cổ phần trong nước như ICT- Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại quốc tế, Công ty CP XNK Nhựa đường Giao thông Tratimex. Doanh nghiệp tư nhân BMT, Stone, Red, Minh Đạt… Mặc dù khác nhau về loại hình doanh nghiệp, về phương thức góp vốn nhưng các nhà cung ứng nhựa đường cùng chung một mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường và khách hàng bằng các chiến lược kinh doanh khác nhau. Tùy thuộc vào qui mô và độ mạnh yếu trên thị trường của mỗi hãng nhựa đường mà mỗi hãng nhựa đường thiết kế các kênh phân phối khác nhau. Đối với hãng lớn, thị phần lớn, uy tín và thương hiệu sản phẩm cao thì các kênh phân phối thường là ngắn, họ chỉ tập trung và kiểm soát đến các Tổng đại lý lớn. Ngược lại, đối với hãng nhựa đường nhỏ, thị phần bé, uy tín và thương hiệu sản phẩm chưa cao họ thường chọn các kênh phân phối dài, kiểm sóat đến từng địa điểm bán lẻ cho người tiêu dùng trực tiếp…

* Sản lượng thị phần các nhà cung cấp Nhựa đường tại Việt Nam

Bảng 3.1. Sản lượng các nhà cung cấp nhựa đường tại Việt Nam (Đơn vị:Tấn).

Sản lượng NCC 2018 2019 2020 Petrolimex 195.860 183.680 157.475 ADCo 171.378 202.681 209.967 Puma 73.448 82.339 81.654 ICT 61.206 57.004 64.157 BMT 36.724 44.337 52.492 Shell 42.844 25.335 - Caltex 18.362 12.668 - Hãng khác 12.241 25.335 17.497 Tổng cộng 612.063 633.379 583.241

(Nguồn cung cấp Phòng Đảm Bảo nhựa đường công ty PAC) Bảng 3.2. Thị phần các hãng nhựa đường tại Việt Nam (%).

Thị phần các NCC 2018 2019 2020 Petrolimex 32 29 27 ADCo 28 32 36 Puma 12 13 14 ICT 10 9 11 BMT 6 7 9 Shell 7 4 0 Caltex 3 2 0 Hãng khác 2 4 3 Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn cung cấp Phòng Đảm Bảo nhựa đường công ty PAC)

Biểu đồ 3.1: Thị phần các nhà cung cấp: từ năm 2018-2020 (%)

Năm 2019

* Phân tích nhận xét về sản lượng- Thị phần của nhựa đường Petrolimex trong giai đoạn 2018-2010 như sau:

+ Có sự sụt giảm tương đối mạnh về thị phần từ 32% năm 2018 xuống 29% năm 2019 và chỉ còn 27% năm 2020.

+ Các hãng nhựa đường nước ngoài như ADCo, Puma có tăng trưởng về thị phần trong giai đoạn này.

+ Các hãng liên doanh trong nước ICT hoặc tư nhân như BMT có tăng trưởng về thị phần

+ Một điểm chú ý là các hãng lớn đa quốc gia như Shell, Caltex lại có chiến lược rút khỏi thị trường kinh doanh bán lẻ nhựa đường ở Việt Nam nên năm 2020 họ chỉ tập trung phân phối bán buôn từng tàu nhựa đường cho các hãng trong nước.

+ Tổng nhu cầu thị trường Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể năm 2020 do nhiều nguyên nhân chủ yếu là giải ngân vốn đầu tư công chậm, tình hình ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid dẫn đến nguồn vốn cho đầu tư công cũng bị hạn chế.

* Điểm mạnh trong cạnh tranh chính là:

- Mạng lưới Nhà máy, cầu cảng, kho bãi bao phủ lớn nhất.

- Chính sách phát triển đa dạng hóa sản phẩm của Nhựa đường Petrolimex.

- Lợi thế về qui mô sản xuất : Có 07 nhà máy sản xuất nhựa đường nằm tại 3 miền mang lại một lợi thế cạnh tranh khá lớn về địa lý, giảm thiểu rất nhiều về cước phí vận chuyển.

- Công ty có thể mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận có chung đường biên giới như Lào, Campuchia.

* Điểm hạn chế trong cạnh tranh đó là:

- Bộ máy tổ chức còn cồng kềnh phối hợp kém hiệu quả giữa các phòng ban công ty- Chi nhánh- Nhà Máy

- Chưa kiểm soát được chất lượng/ số lượng sản phẩm dẫn đến mất uy tín thương hiệu.

- Đội ngũ tiếp thị bán hàng tại các chi nhánh chưa năng động trong việc tìm kiếm phát triển khách hàng thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 47 - 53)

w