ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG PETROLIME

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 65 - 69)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG PETROLIME

NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX

3.3.1 Phân tích quản lý KPP nhựa đường Petrolimex theo mô hình SWOT

Trong bối cảnh thị trường nhựa đường Việt nam cạnh tranh ngày một khốc liệt, một kênh phân phối được tạo dựng từ rất sớm với một hệ thống bao phủ khắp ba miền mà không phải hãng nhựa đường đối thủ cạnh tranh nào cũng có được, lại không được Petrolimex phân tích và đánh giá đúng mức những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức của toàn bộ hệ thống dẫn đến việc không phát huy được sức mạnh nội lực của nó, mà ngày càng mất dần các lợi thế cạnh tranh đó, là nguyên nhân dẫn đến sản lượng tiêu thụ ngày một giảm, thị trường và khách hàng luôn có xu hướng thu hẹp.

a) Điểm mạnh:

- Thương hiệu Nhựa đường Petrolimex đã có mặt trên thị trường trên 20 năm được xây dựng và hình thành cùng với quá trình phát triển của ngành xăng dầu và nó gắn liền với thương hiệu xăng dầu Petrolimex nên rất có uy tín.

- Hệ thống cầu cảng kho bãi, nhà máy đều nằm trong khuôn viên cụm kho cảng của Tập đoàn xăng dầu Petrolimex tại các vị trí trọng yếu trung tâm của đất nước nên rất thuận lợi cho việc xuất nhập hàng hóa với chi phí giá cạnh tranh.

- Cơ sở vật chất máy móc được đầu tư đồng bộ bài bản do Công ty mẹ là tổng công ty Hóa dầu Petrolimex hỗ trợ nguồn vốn.

b) Điểm yếu:

- Việc quản lý nguồn nhân, lực bố trí lao động, phối hợp tác nghiệp giữa các bộ phận trong kênh phân phối còn yếu kém.

- Chưa chủ động trong điều phối nhập, xuất hàng hóa dẫn đến nhiều thời điểm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng gây mất uy tín.

- Việc quản lý chi phí kinh doanh còn yếu kém gây thất thoát lãng phí, tình hình thu hồi công nợ tồn đọng, nợ xấu tăng cao dẫn đến hiệu quả chung của kênh phân phối không cao.

- Thị trường sản phẩm nhựa đường trong những năm tới giai đoạn 2021-2025 sẽ có nhiều điểm sáng khi nhu cầu làm đường xá, cao tốc, sân bay… tăng cao theo tốc độ tăng trưởng chung của Việt Nam.

- Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu sản phẩm nhựa đường sang Lào, Campuchia thuận lợi với thuế xuất 0% đây là cơ hội lớn đến chiếm lĩnh thị trường nước bạn.

- Việc nhập khẩu nhựa đường với giá rẻ và được hỗ trợ tín dụng từ tập đoàn Xăng dầu Petrolimex cũng mở ra cơ hội cho Công ty tiếp cận nguồn hàng nhập khẩu đa dạng chất lượng giá cạnh tranh.

d) Thách thức:

- Việc biến động của tình hình kinh tế vĩ mô như dịch bệnh Covid vẫn chưa có dấu hiệu ổn định nên việc xuất, nhập khẩu của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Việc biến động tỉ giá đồng USD cũng tác động mạnh tới hiệu quả của quản lý kênh phân phối khi Công ty nhập khẩu lượng lớn hàng hóa mỗi năm, biến động tỉ giá ảnh hưởng trực tiếp tới giá nhập khẩu.

- Việc xuất hiện thêm các nhà cung cấp mới ngoài nước và trong nước cũng tác động mạnh tới thị phần của Công ty, tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt.

3.3.2 Đánh giá thực trạng theo các tiêu chí định lượng:

Kết quả sản lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa đường của công ty được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới đều cho thấy sự sụt giảm đáng kể về sản lượng tại các đơn vị kinh doanh trong giai đoạn 2018-2020.

Thực tế thị phần như phân tích dữ liệu ở trên( trang 44) có sự sụt giảm đáng kể từ 32% năm 2018 xuống còn 27% năm 2020.

Mức độ bao phủ thị trường được khách hàng đánh giá cao về mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước cứ bán kính 300km lại có một nhà máy.

Duy trì hàng tồn kho là chỉ tiêu khó đánh giá nhất do đặc thù kinh doanh phụ thuộc nhiều vào mùa vụ( mùa mưa sản lượng giảm so với mùa khô) nên Công ty

nhiều thời điểm không đảm bảo hàng tồn kho, ngược lại có thời điểm hàng tồn kho quá lớn ảnh hưởng đến luân chuyển hàng.

Chi phí kinh doanh bán hàng, vận chuyển hàng hóa là vấn đề quản trị nội bộ công ty còn chưa được chặt chẽ khi các đơn vị kinh doanh chủ động trong việc chi tiền quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại giảm giá dẫn đến hiệu quả chung không cao.

Một vài số liệu về sản lượng cụ thể được trình bày bên dưới:

Bảng 3.7 Sản lượng tiêu thụ nhựa đường từ 2018-2020 ( ĐV: Tấn)

Năm đườngNhựa tươngNhũ MC Polime khẩuXuất Tổng

2018 181.000 3.500 1.500 8.620 1.240 195.860

2019 165.000 6.200 1.850 8.120 2.510 183.680

2020 139.335 6.900 2.110 8.010 1.120 157.475

Biểu đồ 3.2 Sản lượng nhựa đường các năm 2018-2020

Kết quả kinh doanh chi tiết phân bổ tại các đơn vị trực thuộc phụ trách như sau:

Bảng 3.8 Sản lượng các đơn vị kinh doanh từ 2018-2020 ( ĐV: Tấn)

Tên Đơn vị Kinh doanh 2018 2019 2020

VP Công ty 79.970 72.310 57.520 CN Hải Phòng 45.230 51.020 29.565 CN Đà Nẵng 15.100 17.000 23.000 CN Quy Nhơn 1.720 1.520 12.000 CN Sài Gòn 47.000 35.200 31.020 CN Cần Thơ 5.600 4.120 3.250 CN Lào 890 1.420 750 CN Cam 350 1.090 370 Tổng hợp 195.860 183.680 157.475

Phân tích Tổng sản lượng và thị phần đóng góp từng đơn vị trong giai đoạn 3 năm từ 2018-2020 theo bảng số liệu thống kê như sau:

Thực tế sản lượng tại các đơn vị cũng không đồng đều và chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của từng đơn vị.

Bảng 3.9 Tổng sản lượng & thị phần tại các đơn vị 2018-2020 ( ĐV: Tấn)

STT Đơn vị kinh doanh Tổng sản lượng 3 năm Tỉ lệ(%)

1 VP Công ty 209.800 39,07 2 CN Hải Phòng 125.815 23,43 3 CN Đà Nẵng 55.100 10,26 4 CN Quy Nhơn 15.240 2,84 5 CN Sài Gòn 113.220 21,08 6 CN Cần Thơ 12.970 2,42 7 CN Lào 3.060 0,57 8 CN Cam 1.810 0,34 Tổng hợp 537.015 100

Biểu đồ 3.3 Thị phần sản lượng các đơn vị kinh doanh từ năm 2018-2020

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 65 - 69)

w