Sự cạnh tranh của thị trường kinh doanh sản phẩm nhựa đường

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 76)

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

3.4.1.1. Sự cạnh tranh của thị trường kinh doanh sản phẩm nhựa đường

Hiện tại thì thị trường nhựa đường đang ở đỉnh điểm của cạnh tranh bởi sự góp mặt của trên 10 hãng nhựa đường từ các tập đoàn đa Quốc gia đến các công ty tư nhân đã có mặt tại Việt nam. Trong 03 năm qua mặc dù hàng năm, nhu cầu sử dụng nhựa đường tại Việt Nam đang có su hướng giảm tuy nhiên theo dự báo nhu cầu sẽ tăng trở lại sau khi đại dịch Covid qua đi trong 3-5 năm tới với tỉ lệ tăng trưởng dự báo sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của GDP, nhưng do sự có mặt của quá nhiều các hãng nhựa đường cạnh tranh, bắt buộc thị trường ngày càng phải chia sẻ chiếc bánh làm nhiều phần.

+ Tính cạnh tranh của các đối thủ khác cũng rất quyết liệt thể hiện ở chỗ khi một chiến lược kinh doanh của hàng nhựa đường này tung ra thị trường thì ngay lập tức Các đối thủ đã có những biện pháp đối phó nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng, hấp dẫn khách hàng mua và sử dụng sản phẩm của mình…

+ Việc cạnh tranh gay gắt đã tác động rất mạnh vào KPP sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex, vốn dĩ đã quản lý lỏng lẻo, tạo rất nhiều lỗ hổng để các đối thủ cạnh tranh xâm nhập chiếm mất khách hàng.

Ngoài ra thì các đối thủ cạnh tranh với nhiều chính sách linh hoạt cộng với cơ chế bán hàng hấp dẫn cũng dễ dàng tấn công và thu hút khách hàng, Như vậy yếu tố cạnh tranh này cũng mà một trong số nguyên nhân dẫn đến sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường Petrolimex ngày càng suy giảm.

Một phần của tài liệu Quản lý kênh phân phối sản phẩm nhựa đường của công ty TNHH nhựa đường petrolimex (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w