Các tài liệu, số liệu (gọi chung là dữ liệu) thứ cấp là các tài liệu số liệu đã được công bố chính thức.
Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Bước xác định dữ liệu ban đầu tuy đơn giản nhưng góp phần quan trọng cho quá trình nghiên cứu. Công việc xác định dữ liệu đòi hỏi phải thực sự lựa chọn cẩn thận, chọn lọc những thông tin cần thiết nhất.
Bước 2: Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong và bên ngoài( xác định rõ về chủng loại và nguồn cung cấp)
Bước 3: Thu thập dữ liệu thứ cấp. Quá trình tiến hành thu thập thông tin, các dữ liệu thứ cấp cần phải được sao chụp và chép tay. Tất cả các dữ liệu thu thập được sẽ được tóm lược hoặc đưa vào bảng để phục vụ công việc nghiên cứu.
Bước 4: Nghiên cứu chi tiết dữ liệu thứ cấp bao gồm xác định giá trị của dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua xử lý, sử dụng dữ liệu. Nghiên cứu giá trị dữ kiệu nhằm xem xét độ chính xác của các dữ liệu thu nhập, vì có những dữ liệu được nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu.
Việc hình thành các dữ liệu thứ cấp các dữ liệu thứ cấp cần được thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.
Tài liệu, số liệu được tác giả thu thập rất nhiều. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán
các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể.
Trong luận văn này, các tài liệu, số liệu thứ cấp được tác giả luận văn thu thập được từ các nguồn sau:
- Các văn bản quản lý của nhà nước có liên quan đến đề tài. - Các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài.
- Các báo cáo về hoạt động nói chung, về nhân lực và quản lý nhân lực nói riêng của Văn phòng Đài.
- Các báo cáo của các Phòng, ban như Tổ chức hành chính, nhân sự, kế toán tại Văn phòng Đài.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp thu thập bằng cách sử dụng phiếu điều tra, khảo sát về công tác quản lý nhân lực tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam. - Mục đích điều tra, khảo sát: Khảo sát đánh giá của cán bộ viên chức người lao động Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam về công tác quản lý nhân lực của đơn vị.- Nội dung khảo sát: Được thể hiện trong mẫu phiếu khảo sát (xem mẫu phiếu điều tra, khảo sát tại phụ lục). Mẫu phiếu điều tra, khảo sát gồm các nội dung sau: Đánh giá của cán bộ về lập kế hoạch quản lý và phát triển; Đánh giá về tuyển dụng; Đánh giá của cán bộ về công tác bố trí, sử dụng cán bộ; Đánh giá của cán bộ về công tác đánh giá nhân lực; Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng; Đánh giá về tiền lương. Ở mỗi nội dung được đánh giá theo 5 mức: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Bình thường; Đồng ý; Hoàn toàn đồng ý.
- Đối tượng: Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam
- Số lượng điều tra, khảo sát: Số phiếu phát ra là 35 phiếu. - Số phiếu hợp lệ: 35 phiếu
- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra, tổng số công chức, viên chức, NLĐ Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam điều tra là: 35 người, chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số công chức, viên chức (tính đến hết ngày 31/12/2020). Trong đó, điều tra Lãnh đạo Văn phòng 3 người, trưởng, phó các đơn vị 16 người, chuyên viên các phòng 16 người. Sử dụng phiếu điều tra, trong đó chủ yếu đo lường qua thang đo likert.