Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại văn phòng đài tiếng nói việt nam (Trang 118 - 130)

nhân lực tại đơn vị hiệu quả, Văn phòng cần thành lập ra một bộ phận chuyên trách về công tác kiểm tra giám sát chứ không phải chỉ là một bộ phận kiêm nhiệm như hiện nay. Bên cạnh đó, Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam cần thực hiện tốt những nội dung sau đây:

Xây dựng được bộ tiêu chí chi tiết để đánh giá về việc tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực. Ngoài ra, xây dựng được tiêu chí để đánh giá mực độ hoàn thành của chính cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tính công khai, minh bạch cho cán bộ, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

Tăng cường hoạt động tự kiểm tra công tác quản lý nhân lực tại đơn vị. Cụ thể là tăng cường công tác tự kiểm tra việc sử dụng, bố trí viên chức; đánh giá phân loại viên chức; công tác đào tạo, quy hoạch bổ nhiệm viên chức. Các kết luận kiểm tra về những sai sót, hạn chế cần được thực hiện với kiểm tra giám sát của Ban Lãnh đạo Văn phòng, của tổ chức công đoàn.

Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động của Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó công tác quản lý nhân lực.

KẾT LUẬN

“Nguồn nhân lực - chìa khoá của sự thành công”, điều đó thực sự đúng trong giai đoạn hiện nay và càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trước cánh cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn nhân lực trở thành tài sản quý giá nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức. Nó được coi là nguồn “Tài sản vô hình” giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức.

Quản lý nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài những đặc điểm chung của quản lý nhân lực trong các tổ chức còn có những đặc điểm mang tính đặc thù.

Qua phân tích từ luận văn, nhận thấy trong những năm gần đây, Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác quản lý nhân lực và đã đạt được những kết quả ban đầu, đóng góp phần tích cực và thiết thực vào việc thực hiện xứ mệnh, nhiệm vụ của Văn phòng cũng như thực hiện chức năng quản lý của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó chủ yếu là nguyên nhân bên trong đơn vị dẫn đến công tác quản lý nhân lực của Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập ở tất cả các nội dung của công tác này.

Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam, để thực sự xứng đáng là một đơn vị quan trọng thì Văn phòng cần phải đặc biệt quan tâm tới hoàn thiện công tác quản lý nhân lực bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Hoàn thiện xây dựng kế hoạch nhân lực; Hoàn thiện công tác xác định việc làm; Hoàn thiện công tác bố trí, sử dụng nhân lực; Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác đánh giá nhân lực; Hoàn thiện công tác chế độ đãi ngộ và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhân lực.

Để những giải pháp trên mang lại kết quả như mong đợi, cần có sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ viên chức làm công tác quản lý nhân lực, sự tham gia tích cực và thiết thực của toàn thể cán bộ, viên chức Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân, 2004. “Quản lý nhân lực ở Việt

Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

2. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2011. “Quản lý nhân lực trong tổ chức

công”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Thị Lan Thanh và cộng sự, 2009. “Quản lý nhân lực trong các

tổ chức văn hóa nghệ thuật”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Bùi Văn Minh, 2016. “Quản lý nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh

Phúc”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà

Nội.

5. Nguyễn Anh Vũ, 2019. “Quản lý nhân lực tại Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội”, luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thuý, 2015. “Quản lý nhân lực tại Trường đại học điện lực”, luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Mai Tuấn Uyên, 2018. Tác giả nghiên cứu “Quản lý nguồn nhân lực tại

Tổ hợp công nghệ giáo dục TOPICA trụ sở Hà Nội”.

8. Tạ Văn Phong, 2021. Quản lý nhân lực tại Báo Giáo dục và Thời đại.

Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Trương Thị Minh Trang, 2020. Tác giả nghiên cứu“ Quản lý nhân lực tại

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội”.

10. Phạm Minh Hạc, 2001. Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

11. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Tấn Thịnh, 2009. Giáo trình Quản lý

12. Trần Kim Dung, 2000. Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004. Giáo trình quản trị nhân lực, Hà Nội: Nxb Lao động – Xã hội .

14. Nguyễn Hữu Thân, 2006. Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Nghị định 16/2015/ NĐ-CP về về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

16. Quốc hội, 2010. Luật viên chức số 58/2010/QH12. Hà Nội: Luật viên chức

ban hành.

17. Đài Tiếng nói Việt Nam, 2020. Nghiệp vụ VOV

18. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2017. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ năm 2017

19. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2018. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

nghiệp vụ năm 2018

20. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2019. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

nghiệp vụ năm 2019.

21. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam 2020. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

nghiệp vụ năm 2020.

22. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2017. Báo cáo kết quả đánh giá thi

đua năm 2017.

23. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2018. Báo cáo kết quả đánh giá thi

đua năm 2018.

24. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2019. Báo cáo kết quả đánh giá thi

đua năm 2019.

đua năm 2020.

26. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2017. Báo cáo hoạt động công đoàn năm

2017.

27. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2018. Báo cáo hoạt động công đoàn năm

2018.

28. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam, 2019. Báo cáo hoạt động công đoàn năm

2019.

29. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam 2020. Báo cáo hoạt động công đoàn năm

2020.

30. Văn phòng Đài tiếng nói Việt Nam. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA , KHẢO SÁT

Xin chào Anh/chị!

Hiện nay tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát về “Quản lý nhân lực

tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam” để phục vụ cho Luận văn Thạc sĩ

của mình, rất mong Anh/chị bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin Anh/chị cung cấp đều có ý nghĩa quan trọng đối với luận văn này. Thông tin chỉ sử dụng để khảo sát, không sử dụng vào việc khác.

Trân trọng cảm ơn!

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân như sau:

Khoanh tròn vào ô thích hợp

1. Độ tuổi của Anh/chị

a. Dưới 30 b. Từ 30 đến 45 c. Trên 45 2. Giới tính a. Nam b. Nữ

3. Thời gian làm việc tại Văn phòng

a. Dưới 5 năm

b. Từ 5 năm đến 10 năm c. Trên 10 năm

4. Trình độ chuyên môn

b. Đại học c. Khác

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Hướng dẫn trả lời

Anh/ chị vui lòng đánh dấu (x) vào ô mà mình lựa chọn, các giá trị từ 1 đến 5 được quy ước như sau:

Hoàn toàn

Không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

2. Phiếu khảo sát

Hoàn toàn

Không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 2. Phiếu khảo sát Câu hỏi Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5

Đánh giá của cán về xây dựng kế hoạch quản lý nhân lực tại VP Đài

Số lượng tuyển dụng của đơn vị Kế hoạch đào tạo, bồi

Đánh giá về tuyển dụng

Công tác tuyển dụng theo hình thức thi tuyển tập trung thực sự công bằng

Tuyển dụng theo hình thức ký hợp đồng lao động tạm tuyển thực sự đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu

Đánh giá của cán bộ về công tác bố trí, sử dụng cán bộ

Bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn

Sự phù hợp của chính sách sử dụng cán bộ

nhân lực

Sự phù hợp của các tiêu chuẩn đánh giá cán bộ hàng năm

Sự công bằng trong đánh giá cán bộ

Đánh giá về công tác đào tạo bồi dưỡng

Thời gian tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân lực tại Văn phòng Đài là hợp lý

Nội dung, chương trình bồi dưỡng chuyên đề đề là phù hợp

Số lượt nhân lực được cử đi học căn cứ theo nhu cầu đào tạo

Đánh giá về tiền lương

“Theo anh/chị tiền lương xứng đáng với kết quả làm việc”

“Theo anh/chị tiền lương và phân phối thu nhập của đơn vị là công bằng”

PHỤ LỤC 2

Bảng quy định về định mức chi phúc lợi cho cán bộ, viên chức tại Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam

TT Nội dung Định mức

1 Tết dương lịch 1.000.000 đồng/người

2 Tết âm lịch 6.000.000 đồng/người

3 Gặp mặt đầu năm 500.000 đồng/người

4 Ngày lễ 30/4 và 1/5, Ngày quốc khánh 2/9 500.000 đồng/người 5 Ngày thành lập Văn phòng Đài Tiếng nói Việt

Nam 500.000 đồng/người

6 Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập Hội LHPN Việt nam (20/10) (chi cho cán bộ lao động nữ)

500.000 đồng/người

7 Ngày giỗ tổ (10/3 âm lịch) 500.000 đồng/người 8 Ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam

(7/9/1945)

500.000 đồng/người

9 Chi hỗ trợ nghỉ mát 3.000.000 đồng/người

10 Chi ngày 1/6, Trung Thu (cho con của cán bộ, viên chức từ 15 tuổi trở xuống)

100.000 đồng/cháu 11 Chi ngày Quân đội nhân dân Việt nam 22/12

(cán bộ đã tham gia quân ngũ)

200.000 đồng/người 12 Chi khen thưởng năm học đối với học sinh giỏi

(từ lớp 1-12), đỗ đại học

200.000 đồng/cháu 13 Chi thưởng cho con cán bộ, công chức, viên chức

đạt giải thưởng từ cấp thành phố trở lên

200.000 đồng/cháu 14 Chi tiền sinh nhật của CBVC, người lao động 200.000 đồng/người

Nguồn: Văn phòng Đài Tiếng nói Việt Nam

- Chi trợ cấp khó khăn đột xuất: Do Ban Lãnh đạo Văn phòng và Công đoàn Văn phòng bàn bạc thống nhất mức trợ cấp tuỳ từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhưng không quá 1.000.000 đồng/người;

- Chi thăm hỏi, hiếu hỷ:

+ Cán bộ, viên chức, người lao động và thân nhân (vợ, chồng, con, tứ thân phụ mẫu) bị ốm đau; nữ cán bộ viên chức và hợp đồng sinh con thường: Chi thăm hỏi 300.000 đồng/người)

+ Cán bộ, viên chức, người lao động và thân nhân (vợ, chồng, con, tứ thân phụ mẫu) bị ốm đau phẫu thuật; nữ cán bộ viên chức và hợp đồng sinh con phẫu thuật: Chi thăm hỏi 500.000 đồng/người;

+ Cán bộ, viên chức, người lao động khi có thân nhân (vợ, chồng, con, tứ thân phụ mẫu) qua đời, hoặc cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Đài nghỉ hưu qua đời: chi mua hương hoa…và 1.000.000 tiền lễ viếng;

+ Bản thân cán bộ, viên chức đương chức qua đời: chi mua hương hoa…và 3.000.000 tiền lễ viếng;

+ Cán bộ, viên chức xây dựng gia đình được tặng quà trị giá 1.000.000 đồng; + Thăm hỏi đau ốm, hiếu hỷ đối với các trường hợp không phải là cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng nhưng có mối quan hệ công tác: tuỳ từng trường hợp cụ thể do hiệu trưởng quyết định;

Nếu cả 2 vợ chồng cùng công tác tại Văn phòng thì mức chi tiền phúng viếng, quà cho con được tính cho cả hai vợ chồng.

+ Các khoản chi khác phát sinh do Chánh Văn phòng phê duyệt trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chức năng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại văn phòng đài tiếng nói việt nam (Trang 118 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w