5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp
trong nước
1.2.1.1. Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Yên Bình (Yên Bái)
Chủ trương sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh là đúng đắn nhưng thực tế, quá trình sắp xếp đổi mới nông lâm trường quốc doanh chỉ mới ở mức độ “bình cũ rượu mới” do cơ chế chính sách còn thiếu phù hợp.
Khi chuyển từ mô hình lâm trường quốc doanh sang công ty TNHH một thành viên, vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Yên Bình (Yên Bái) là hơn 3,5 tỷ nhưng thực tế trong tổng vốn điều lệ đó bao gồm cả số nợ quá hơn 6 tỷ tính đến 31/8/2010 trong khi đó, rừng chưa đến tuổi khai thác. Từ năm 2004 trở lại đây, Nhà nước không cho vay vốn, muốn duy trì hoạt động, Công ty phải huy động toàn bộ vốn từ người dân và thậm chí từ chính cán bộ, công nhân viên Công ty với hình thức vay lương của họ.
Đối với đất lâm trường ở Yên Bình độ dốc thấp, cộng với vị trí giao thương thuận lợi - là “cửa ngõ” của các nơi tiêu thụ lâm sản, cho nên chi phí vận chuyển vận tải thấp. Nếu trồng cây keo và cây bạch đàn từ 8 đến 10 năm thì mỗi ha bán thì phải thu về 80 - 100 triệu/ha với điều kiện cây khai thác phải đủ tuổi. Theo thống kê của năm 2019, cả với nguồn vay ngân hàng, Công ty chỉ đầu tư hết 57 triệu/ha, từ trồng cho đến chăm sóc. Nhưng hiện nay, Công ty đang còn nợ quá hạn của Nhà nước và vay của tổ chức cá nhân nữa là hơn 6 tỷ, do đó, phải khai thác non, khoảng từ 5 đến 6 năm đã phải khai thác.
38
chế nhưng sau vì không có vốn nên đã giảm biên chế, hiện tại chỉ còn 8 biên chế, cộng với các diện hợp đồng khác, công ty đang có 47 lao động, quản lý sử dụng gần 600ha diện tích đất rừng đang chờ đến tuổi khai thác. Với những khó khăn như đã phân tích ở trên, Công ty vẫn tập trung vào nội dung chính là kinh doanh trồng rừng và khai thác. Trước đây, Công ty đều tự tổ chức trồng rừng và thuê khoán bảo vệ, vì không có vốn cho nên giao khoán hết cho công nhân và nông dân. Khi Công ty thực hiện giao khoán, đã hạn chế được 90 - 95% hiện tượng lấn đất.
Trước đây, Lâm trường Yên Bình hoạt động theo vốn ngân sách nhà nước và quản lý 4.442ha, hình thức chủ yếu là bao cấp, nghĩa là chỉ tập trung trồng mà không tính tới phương án tiêu thụ sản phẩm. Năm 1986, Công ty giấy Bãi Bằng thành lập, sản phẩm gỗ rừng trồng lúc ấy mới bán được nhưng rất khó để bán và giá cả thì rất rẻ. Năm 1990, có chính sách chuyển đổi vốn từ ngân sách nhà nước sang vốn vay. Công ty đã tiến hành vay lãi suất cao để khai thác và đầu tư nhưng gỗ lại không bán được. Lúc đó, dân làm đơn xin mượn đất, trong khi đó đất trống đồi trọc không được đầu tư, do đó, Công ty đã cho mượn. Với phần diện tích mượn này, người dân tự ý làm, trồng không theo quy hoạch và trồng các loại khác nhau: trồng sắn, khoai, bồ đề. Diện tích rừng trồng khai thác bị thu hẹp dần. Năm 2006, thực hiện chủ trương sắp xếp lại nông, lâm trường quốc doanh, đơn vị đã rà soát, quy hoạch lại các diện tích lâm trường đã làm. Theo đó, con số cuối cùng là 1.800 ha, diện tích còn lại giao cho chính quyền địa phương.
Trước thực trạng đó, công ty đã khoán lại 1397ha, trong đó cắt 5ha dành mỏ đá, còn lại 1392ha. Diện tích rừng trồng chưa khai thác là hơn 600ha, còn lại hơn 800ha là diện tích dân đang quản lý và sử dụng. Với phần diện tích này, đòi hỏi phải kiên quyết quản lý nếu không sẽ tạo ra một tiền lệ xấu dẫn đến tâm lý so bì trong nhân dân, phá vỡ tính tôn nghiêm của pháp luật.
39
người dân địa phương, hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp tại Công ty ngày một nâng cao trung bình lãi khoảng 20-30tr/ha, tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần ổn định tình hình địa phương.
1.2.1.2.Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần (Vinafor)
Là đơn vị CPH đồng thời công ty mẹ, gồm 5 chi nhánh theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP, với thực hiện sắp xếp các công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ, nhưng với sự quyết tâm cao Vinafor đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới theo đúng các bước và nội dung quy định, đảm bảo công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường và đúng tiến độ đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Sau CPH, công ty mẹ Vinafor tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp đổi mới các đơn vị thành viên trên cơ sở tập trung vào ngành nghề chính và theo phương án CPH được phê duyệt. Vinafor đã đầu tư vốn, giống mới có năng suất cao; trồng rừng thâm canh cao, kinh doanh rừng cây gỗ lớn, do đó năng suất và hiệu quả kinh tế từ rừng rất cao. Ngoài ra, Vinafor còn nâng cấp hệ thống quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC (chứng nhận tiêu chuẩn rừng - PV), số hóa việc quản lý rừng và đất rừng, hoàn thành cơ bản việc đo đạc cắm mốc diện tích đất đang quản lý.
Cụ thể, hiện nay tổng công ty đang tích cực hoàn tất một số nội dung theo phương án CPH được duyệt như: đo đạc cắm mốc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất giữ lại và niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán. Tổng công ty là doanh nghiệp (DN) CPH đã đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Qua việc CPH cho thấy, so với trước khi CPH, giá trị vốn nhà nước đã tăng thêm khoảng 2.000 tỷ đồng và hiện đã đạt trên 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp CPH đến thời điểm chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tổng công ty cũng nộp thêm về nhà nước lợi nhuận khoảng 700 tỷ đồng. Tổng công ty quản lý, sử
40
dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn cổ đông, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
Để phù hợp với mô hình hoạt động mới, Vinafor đã thực hiện sửa đổi điều lệ cho phù hợp với Nghị định 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ; ban hành, sửa đổi, bổ sung và đưa vào áp dụng 22 quy chế, quy định nội bộ, trên các lĩnh vực hoạt động của tổng công ty...
Đối với việc thoái vốn, tái cơ cấu tại các đơn vị thành viên, theo phương án CPH, tổng công ty phải thực hiện thoái vốn tại 11 đơn vị. Trong quá trình thực hiện phương án CPH, tổng công ty mới chỉ thực hiện thoái vốn tại 3 đơn vị. Các đơn vị còn lại, khi chuyển sang công ty cổ phần cần có sự đồng thuận của cổ đông chiến lược, tuy nhiên đến nay cổ đông chiến lược chưa có ý kiến. Hiện tổng công ty đang rà soát, xây dựng phương án sắp xếp tái cơ cấu của Vinafor giai đoạn 2019 - 2025 báo cáo cấp thẩm quyền cho ý kiến.
Đồng thời, theo phương án, các công ty TNHH MTV lâm nghiệp phải chuyển đổi thành chi nhánh của tổng công ty. Khi triển khai thực tế, tổng công ty mới thực hiện thí điểm chuyển đổi 1 công ty lâm nghiệp thành chi nhánh nhưng thấy rằng, việc giữ nguyên mô hình công ty TNHH MTV 100% vốn phù hợp hơn so với việc chuyển đổi, do công tác quản lý đất đai lớn của các đơn vị cần có sự quan tâm ủng hộ giải quyết và phối hợp làm việc của chính quyền địa phương. Đặc biệt trong công tác thu hồi, chống lấn chiếm rừng, Vinafor đã có các giải pháp để tăng cường và thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra và giám sát đối với các công ty TNHH MTV.