Các công cụ sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 61)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.5. Các công cụ sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh

* Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE Matrix - External Factors Evaluation Matrix)

Đây là công cụ thường được sử dụng trong phân tích môi trường bên ngoài. Ma trận EFE giúp các nhà quản trị đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội và nguy cơ, từ đó đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp.

Năm bước để xây dựng ma trận EFE:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp như đã nhận diện trong quá trình đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài, bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố cả cơ hội và nguy cơ.

Bước 2: Xác định mức độ quan trọng 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố.

53

Bước 3: Xác định hệ số từ 1đến 4 cho từng yếu tố. Trong đó: 4 là phản ứng tốt nhất; 3 là phản ứng trên trung bình; 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng dưới trung bình.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bên ngoài bằng cách làm phép nhân (mức độ quan trọng của yếu tố với hệ số dành cho yếu tố đó).

Bước 5 : Cộng tổng điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho doanh nghiệp (Nguyễn Thị Kim Anh, 2007).

* Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp (IFE Matrix- Internal Factors Evaluation Matrix)

Đây là công cụ thường được sử dụng trong phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. Ma trận IFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Ma trận cho thấy, những điểm mạnh mà doanh nghiệp cần phát huy và những điểm yếu doanh nghiệp cần cải thiện để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

Có năm bước để xây dựng ma trận IFE:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu chính (thường từ 10 - 20 yếu tố).

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của mỗi yếu tố đó với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại là 1); điểm yếu nhỏ nhất (phân loại là 2); điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại là 3); điểm mạnh lớn nhất (phân loại là 4).

Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng của tổ chức (Nguyễn Thị Kim Anh, 2007).

* Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Để đánh giá năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu đã chỉ ra một trong những công cụ đó là ma trận hình ảnh cạnh tranh. Việc xây dựng ma trận này

54

nhằm đưa ra những đánh giá so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Qua đó nó cho nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và những điểm yếu cần được khắc phục.

Các số liệu điều tra được lấy từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận.

Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 5 bước: Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).

Bước 2: Xác định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện tùy thuộc vào mức độ mạnh yếu của doanh nghiệp với yếu tố đó (thực tế có thể định khoảng điểm rộng hơn), trong đó: 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp.

Tổng điểm số của ma trận hình ảnh cạnh tranh quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hay khả năng ứng phó của doanh nghiệp với các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

55

Chương 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP - TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM TẠI HÀ GIANG 3.1. Tổng quan về các Công ty Lâm nghiệp - Tổng công ty Giấy trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.1. Tổng quan về Tổng công ty Giấy Việt Nam và hệ thống các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam

Tổng công ty Giấy Việt Nam, tiền thân là Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam, được thành lập từ năm 1976, tới nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Để hoạt động phù hợp theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 25 tháng 06 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 983/QĐ -TTg Chuyển Công ty mẹ Tổng công ty Giấy Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Giai đoạn 1976 - 1978: Năm 1976, Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Nam được thành lập, hai công ty thực hiện chức năng quản lý sản xuất đối với các xí nghiệp quốc doanh giấy gỗ diêm Trung ương.

- Giai đoạn 1978 - 1982: Đến năm 1978, Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất hai Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam hoạt động theo Nghị định 302/CP ngày 01/12/1978 của Hội đồng Chính phủ.

- Giai đoạn 1982 -1987: Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm được tách thành Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy số 1 và Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy số 2 (Quyết định 519/CNn-TCCB).

- Giai đoạn 1987 - 1990: Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy số 1 và Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy số 2 được đổi tên thành Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 và Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm số 2.

56

- Giai đoạn 1990 - 1993: Ngày 13/8/1990, Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm (LHSX-XNK GGD) được thành lập theo Quyết định số 368/CNn-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ trên cơ sở hợp nhất hai LHXNGGD số 1 và 2. LHSX-XNK GGD toàn quốc hoạt động theo điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh ban hành tại Nghị định số 27/HĐBT ngày 22/3/1989.

- Giai đoạn 3/1993 - 1/2005: LHSX-XNK GGD được chuyển đổi tổ chức và hoạt động thành Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam theo Quyết định số 204/CNN-TCLĐ ngày 22/3/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1995 thực hiện Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 256/TTg ngày 29/4/1995 thành lập Tổng công ty Giấy Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về ngành giấy thuộc Bộ Lâm nghiệp và các địa phương.

- Giai đoạn 02/2005 đến nay: Ngày 01/02/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/2005/QĐ-TTg thành lập Tổng công ty Giấy Việt Nam (TCT GVN) là doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hạng đặc biệt hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Để hoạt động phù hợp theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, ngày 25 tháng 06 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 983/QĐ -TTg Chuyển Công ty mẹ Tổng công ty Giấy Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện nay là Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu; cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: 12 phòng ban chức năng; 7 đơn vị sản xuất và dịch vụ; 21 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 01 đơn vị sự nghiệp khoa học; 01 công ty con do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ và 7 công ty liên kết.

57

Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Giấy Việt Nam - trích công bố thông tin DN

12 PHÒNG BAN - Văn phòng - Tổ chức - Tài chính kế toán - Kế hoạch - Xây dựng cơ bản - Lâm nghiệp - Kỹ thuật

- Vật tư nguyên liệu - Thị trường

- Tổng kho - Điều độ

- Kinh doanh Xuất nhập khẩu 7 ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ - Nhà máy Giấy - Nhà máy Điện - Nhà máy Hóa chất - Nhà máy Chế biến gỗ - Xí nghiệp Bảo dưỡng - Xí nghiệp Vận tải - Xí nghiệp dịch vụ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

KẾ TOÁN TRƯỞNG

- 15 Công ty Lâm nghiệp - CT Giấy Tissue Sông Đuống - CT Thiết kế lâm nghiệp

- Chi nhánh Tổng công ty tại TP Hồ Chí Minh - Chi nhánh Tổng công ty tại TP Đà Nẵng - Chi nhánh Tổng công ty tại TP Hà Nội

-Ban QLDA Nhà máy Bột giấy Phương Nam

2 ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP

7 CÔNG TY LIÊN KẾT

- CTCP Tập đoàn Tân Mai - CTCP In Phúc Yên - CTCP Sắn Sơn Sơn - CTCP Giấy BBP

- CTCP Tân Mai Tây Nguyên - CTCP Tân Mai Miền Trung - CTCP Giấy Thanh Hóa

21 ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ

- Cty TNHH MTVNguyên liệu giấy Miền Nam

58

Các đơn vị lâm nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty (15 đơn vị)

a/ Tại tỉnh Hà Giang:

- Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo; - Công ty lâm nghiệp Cầu Ham; - Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo.

b/ Tại tỉnh Tuyên Quang:

- Công ty lâm nghiệp Tân Thành; - Công ty lâm nghiệp Hàm Yên; - Công ty lâm nghiệp Tân Phong.

c/ Tại tỉnh Phú Thọ:

- Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng; - Công ty lâm nghiệp Thanh Hòa; - Công ty lâm nghiệp Sông Thao; - Công ty lâm nghiệp Yên Lập; - Công ty lâm nghiệp Tam Sơn; - Công ty lâm nghiệp Xuân Đài; - Công ty lâm nghiệp Tam Thắng; - Công ty lâm nghiệp Tam Thanh.

d/ Tại tỉnh Vĩnh Phúc

- Công ty lâm nghiệp Lập Thạch.

3.1.2. Sơ lược đặc điểm tình hình các Công ty Lâm nghiệp - Tổng công ty Giấy VN trên địa bàn tỉnh Hà Giang Giấy VN trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.2.1.Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo

a) Thông tin chung

- Tên công ty: CÔNG TY LÂM NGHIỆP VĨNH HẢO - Địa chỉ: Xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Vị trí địa lý: Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo nằm ở phía Nam huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Địa bàn hoạt động nằm trên 5 xã: Đông Thành, Tiên Kiều, Hùng An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tuy.

59

- Toạ độ địa lý:

+ Từ 22022' đến 22032' độ Vĩ Bắc.

+ Từ 104032' đến 105006' độ Kinh Đông. - Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp: xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.

+ Phía Nam giáp: xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. + Phía Đông giáp: xã Liên Hiệp và Hữu Sản, huyện Bắc Quang. + Phía Tây giáp: xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

b) Quá trình hình thành, phát triển công ty đến nay

Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được thành lập theo Quyết định số 11/TCCB ngày 31/3/1961 do Ty Lâm nghiệp Hà Giang quản lý.

- Giai đoạn 1976 - 1993: Lâm trường Vĩnh Hảo thuộc Liên hiệp giấy Bắc Yên - Tuyên Quang.

- Giai đoạn 1993 - 1996: Ngày 25/5/1993 tại quyết định số 386/QĐ- TCLĐ Lâm trường Vĩnh Hảo thuộc Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú.

- Giai đoạn 1996 - 2003: Lâm trường Vĩnh Hảo là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh phú thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam theo quyết định 1130/QĐ-HĐQT ngày 31/12/1996 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Giấy Việt Nam.

- Giai đoạn 2005 - 2007: Thực hiện Quyết định số: 29/2005/QĐ-TTg ngày 01/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 09/2005/QĐ- BCN ngày 04/3/2005 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Do vậy Lâm trường Vĩnh Hảo được thành lập lại theo Quyết định số: 1096/QĐ-HĐQT ngày 27/6/2005 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam.

- Giai đoạn từ tháng 9/2007 đến nay: Theo Quyết định 439/ QĐ.GVN.HN ngày 14/9/2007 của Tổng công ty Giấy Việt Nam về việc chuyển đổi Lâm trường Vĩnh Hảo thành Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, thuộc Bộ Công Thương.

60

3.1.2.2.Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo

a) Thông tin chung

- Tên công ty: CÔNG TY LÂM NGHIỆP NGÒI SẢO

- Địa chỉ: Xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Vị trí địa lý: Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo nằm bên hữu ngạn sông Lô ở phía Đông huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích Công ty được giao quản lý sử dụng là: 2.951,58 ha trên địa bàn 6 xã thuộc phía Đông của huyện Bắc Quang, gồm các xã: Quang Minh, Vô Điếm, Kim Ngọc, Bằng Hành, Đồng Tâm, Đồng Tiến.

- Toạ độ địa lý:

+ Từ 22022' đến 22032' độ Vĩ Bắc.

+ Từ 104032' đến 105006' độ Kinh Đông. - Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp: xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.

+ Phía Nam giáp: xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang. + Phía Đông giáp: xã Liên Hiệp và Hữu Sản, huyện Bắc Quang.

+ Phía Tây giáp: xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

a) Quá trình hình thành, phát triển công ty đến nay

Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo tiền thân là Lâm trường Sơn Hà trực thuộc Ty Lâm nghiệp Hà Giang được thành lập theo Quyết định số: 1368/TC ngày 01/10/1962 của UBND tỉnh Hà Giang. Trụ sở đóng tại xã Kim ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

- Giai đoạn 1962 - 1976: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang có Quyết định số: 1368/TC ngày 01/10/1962 về việc thành lập Lâm trường Sơn Hà trực thuộc Ty Lâm nghiệp Hà Giang.

- Giai đoạn 1976 - 1978: Do yêu cầu mở rộng sản xuất để chuẩn bị nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho nhà máy giấy và bột Vĩnh Phú nhằm khai thác tiềm năng hiện có, đồng thời có kế hoạch quy hoạch ổn định bền vững. Ngày 23/12/1976 Chính phủ đã có Quyết định số: 485/TTg phê chuẩn thiết kế

81

Biểu đồ 3.1: Hiện trạng tài sản rừng trồng Lâm nghiệp tại Hà Giang từ 2012 - 2019 (số liệu quyết toán khai thác hàng năm tại đơn vị)

3.2.3. Hiện trạng về sản xuất cây giống và sản xuất chế biến khác

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 2 vườn ươm sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng với tổng diện tích 1 ha (Công ty lâm nghiệp Cầu Ham 0,4 ha; Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo 0,6 ha), về cơ sở vật chất, hệ thống tưới tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)