Sơ lược đặc điểm tình hình các Công ty Lâm nghiệp Tổng công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 67)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Sơ lược đặc điểm tình hình các Công ty Lâm nghiệp Tổng công ty

Giấy VN trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.1.2.1.Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo

a) Thông tin chung

- Tên công ty: CÔNG TY LÂM NGHIỆP VĨNH HẢO - Địa chỉ: Xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Vị trí địa lý: Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo nằm ở phía Nam huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Địa bàn hoạt động nằm trên 5 xã: Đông Thành, Tiên Kiều, Hùng An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tuy.

59

- Toạ độ địa lý:

+ Từ 22022' đến 22032' độ Vĩ Bắc.

+ Từ 104032' đến 105006' độ Kinh Đông. - Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp: xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.

+ Phía Nam giáp: xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. + Phía Đông giáp: xã Liên Hiệp và Hữu Sản, huyện Bắc Quang. + Phía Tây giáp: xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

b) Quá trình hình thành, phát triển công ty đến nay

Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo được thành lập theo Quyết định số 11/TCCB ngày 31/3/1961 do Ty Lâm nghiệp Hà Giang quản lý.

- Giai đoạn 1976 - 1993: Lâm trường Vĩnh Hảo thuộc Liên hiệp giấy Bắc Yên - Tuyên Quang.

- Giai đoạn 1993 - 1996: Ngày 25/5/1993 tại quyết định số 386/QĐ- TCLĐ Lâm trường Vĩnh Hảo thuộc Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú.

- Giai đoạn 1996 - 2003: Lâm trường Vĩnh Hảo là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty nguyên liệu giấy Vĩnh phú thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam theo quyết định 1130/QĐ-HĐQT ngày 31/12/1996 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Giấy Việt Nam.

- Giai đoạn 2005 - 2007: Thực hiện Quyết định số: 29/2005/QĐ-TTg ngày 01/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 09/2005/QĐ- BCN ngày 04/3/2005 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Do vậy Lâm trường Vĩnh Hảo được thành lập lại theo Quyết định số: 1096/QĐ-HĐQT ngày 27/6/2005 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam.

- Giai đoạn từ tháng 9/2007 đến nay: Theo Quyết định 439/ QĐ.GVN.HN ngày 14/9/2007 của Tổng công ty Giấy Việt Nam về việc chuyển đổi Lâm trường Vĩnh Hảo thành Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, thuộc Bộ Công Thương.

60

3.1.2.2.Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo

a) Thông tin chung

- Tên công ty: CÔNG TY LÂM NGHIỆP NGÒI SẢO

- Địa chỉ: Xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

- Vị trí địa lý: Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo nằm bên hữu ngạn sông Lô ở phía Đông huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích Công ty được giao quản lý sử dụng là: 2.951,58 ha trên địa bàn 6 xã thuộc phía Đông của huyện Bắc Quang, gồm các xã: Quang Minh, Vô Điếm, Kim Ngọc, Bằng Hành, Đồng Tâm, Đồng Tiến.

- Toạ độ địa lý:

+ Từ 22022' đến 22032' độ Vĩ Bắc.

+ Từ 104032' đến 105006' độ Kinh Đông. - Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp: xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên.

+ Phía Nam giáp: xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên, Tỉnh Tuyên Quang. + Phía Đông giáp: xã Liên Hiệp và Hữu Sản, huyện Bắc Quang.

+ Phía Tây giáp: xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

a) Quá trình hình thành, phát triển công ty đến nay

Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo tiền thân là Lâm trường Sơn Hà trực thuộc Ty Lâm nghiệp Hà Giang được thành lập theo Quyết định số: 1368/TC ngày 01/10/1962 của UBND tỉnh Hà Giang. Trụ sở đóng tại xã Kim ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

- Giai đoạn 1962 - 1976: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang có Quyết định số: 1368/TC ngày 01/10/1962 về việc thành lập Lâm trường Sơn Hà trực thuộc Ty Lâm nghiệp Hà Giang.

- Giai đoạn 1976 - 1978: Do yêu cầu mở rộng sản xuất để chuẩn bị nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho nhà máy giấy và bột Vĩnh Phú nhằm khai thác tiềm năng hiện có, đồng thời có kế hoạch quy hoạch ổn định bền vững. Ngày 23/12/1976 Chính phủ đã có Quyết định số: 485/TTg phê chuẩn thiết kế

81

Biểu đồ 3.1: Hiện trạng tài sản rừng trồng Lâm nghiệp tại Hà Giang từ 2012 - 2019 (số liệu quyết toán khai thác hàng năm tại đơn vị)

3.2.3. Hiện trạng về sản xuất cây giống và sản xuất chế biến khác

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 2 vườn ươm sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng với tổng diện tích 1 ha (Công ty lâm nghiệp Cầu Ham 0,4 ha; Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo 0,6 ha), về cơ sở vật chất, hệ thống tưới tiêu của vườn ươm đảm bảo theo Quy trình kỹ thuật Nhà nước ban hành.

Cây giống các công ty sản xuất chủ yếu cây Keo tai tượng (sản xuất bằng hình thức gieo ươm hạt), Keo lai (sản xuất bằng hình thức giâm hom), chưa đưa công nghệ sản xuất cây giống nuôi cây mô vào sản xuất giống, chủ yếu Tổng công ty mua từ Viện nghiên cứu cây Nguyên liệu giấy.

3.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh các Công ty Lâm nghiệp - Tổng Công ty Giấy VN trên địa bàn tỉnh Hà Giang ty Giấy VN trên địa bàn tỉnh Hà Giang

3.3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Qua phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của công ty, tham khảo ý kiến của các chuyên gia tác giả xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu. Từ đó

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Cầu Ham Ngòi Sảo Vĩnh Hảo

82

giúp Công ty tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu điểm yếu và tìm ra những phương pháp cải thiện điểm yếu này.

Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo; Ngòi Sảo; Cầu Ham

Ma trận IFE cho thấy điểm yếu lớn nhất của các Công ty là nguồn vốn hạn hẹp với mức độ quan trọng là 0,13. Điểm mạnh nhất của công ty là sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và quỹ đất đa dạng, quy mô lớn, mức độ quan trọng 0,15. Ngoài ra một số điểm yếu, mạnh khác cũng cần quan tâm là hoạt động chế biến gỗ, nguồn nhân lực.

Phân tích các yếu tố nội bộ bằng ma trận IFE cho kết quả tổng số điểm quan trọng của Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, Cầu Ham là 2,63 và 2,64 (cao hơn mức trung bình là 2,5) công ty tận dụng điểm mạnh và hạn chế điểm yếu chỉ ở mức trên trung bình. Để nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới công ty cần tập trung giải quyết các vấn đề thuộc về nội lực trước tiên. Tăng nguồn

Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm

1

Mặt bằng trình độ nguồn nhân lực cao hơn so với nhiều công

ty khác

0,14 3,71 0,52 2,57 0,36 3,90 0,55

2

Được quyền quản lý, khai thác quỹ đất đa dạng, quy mô lớn,

chủ động nguồn nguyên liệu

0,15 3,56 0,53 1,78 0,27 2,77 0,42

3 Nguồn vốn hạn hẹp khó phát

triển sản xuất 0,13 1,29 0,17 1,10 0,14 1,40 0,18 4 Xây dựng được văn hoá công

ty mang bản sắc dân tộc 0,07 2,90 0,20 2,85 0,20 3,60 0,25

5

Sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đăng ký (Chứng chỉ FSC; sản phẩm chế

biến ...)

0,10 2,96 0,30 2,96 0,30 2,96 0,30

6 Uy tín và thương hiệu chưa

được khẳng định trên thị trường 0,07 2,14 0,15 2,00 0,14 2,30 0,16 7 Hoạt động chế biến gỗ 0,09 1,14 0,10 1,14 0,10 1,14 0,10 8 Khả năng cạnh tranh về giá cao 0,13 3,29 0,43 2,86 0,37 3,15 0,41

9

Chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng khách hàng chưa

tốt

0,06 1,86 0,11 1,86 0,11 1,86 0,11

10 Chưa xây dựng chiến lược cụ

thể 0,06 2,00 0,12 1,80 0,11 2,80 0,17 Tổng 1 2,63 2,10 2,64 STT Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo

Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham Mức độ

quan trọng Các yếu tố chủ yếu

83

vốn chủ sở hữu, đa dạng trong việc huy động các nguồn vốn; đẩy mạnh khai thác nguồn lực về đất đai, khoáng sản tránh lãng phí tài nguyên; sử dụng hợp lý nguồn nhân lực đã được đào tạo. Từng bước khắc phục những điểm yếu, khai thác các điểm mạnh đã nêu trên.

Đối với Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo tổng số điểm quan trong là 2,1 < 2,5 có thể thấy các yếu tố nội bộ là vấn đề quan trọng đối với đơn vị này, đặc biệt cần chú trọng đến diện tích đất và rừng đơn vị quản lý và sản xuất kinh doanh. Ngoài ra yếu tố mặt bằng nguồn nhân lực, cơ cấu nhân sự và nguồn vốn hạn hẹp cũng là yếu tố bổ sung làm giảm sức cạnh tranh của đơn vị.

Tiêu chí xây dựng văn hóa công ty mang bản sắc dân tộc tuy ít ảnh hưởng đến tổng điểm trọng số tuy nhiên cũng góp phần tạo nên sức cạnh tranh tại các đơn vị. Riêng đơn vị Cầu Ham đi đầu trong công tác sử dụng người lao động là dân tộc thiểu số trên địa bàn, tạo nên nét đặc sắc về văn hóa đồng thời góp phần ổn định kinh tế xã hội địa phương và giảm thiểu tình trạng tranh chấp đất tại đơn vị. Ngoài ra, việc sử dụng người lao động là dân tộc thiểu số còn được sự hỗ trợ từ các cấp bộ ngành: Công văn số 1151/BTC-TCDN ngày 24/01/2019 của Bộ Tài chính thông báo về việc cấp hỗ trợ kinh phí cho Tổng công ty Giấy Việt Nam theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cụ thể: 02 đơn vị Công ty lâm nghiệp Cầu Ham và Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo.

3.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Qua việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài cho thấy xuất hiện các cơ hội và nguy cơ đan xen nhau. Các cơ hội và nguy cơ chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:

Bảng 3.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo; Ngòi Sảo; Cầu Ham

84

Ma trận EFE cho thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và sự phát triển của khoa học công nghệ là hai yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trồng rừng. Các tiến bộ khoa học về giống, quy trình chăm sóc bảo vệ phải phù hợp với điều kiện tự nhiên về sản xuất của từng khu vực, tuy nhiên điều kiện tự nhiên vẫn là yếu tố đặc biệt đối với cây rừng trồng. Ngoài ra yếu tố về nguồn vốn tín dụng cũng như sự biến động của lãi suất và môi trường chính trị cũng là yếu tố bổ sung vì dự án trồng rừng thường kéo dài 5-7 năm, vốn sử dụng cho trồng rừng là vốn trung và dài hạn do vậy, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả rừng trồng. Môi trường pháp lý là hành lang căn bản cho các cơ chế hỗ trợ về lãi suất, về thủ tục cũng như việc xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp lấn chiếm đất ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng công ty.

Từ bảng EFE cũng cho thấy sự khác biệt giữa các công ty, giữa đơn vị có diện tích và điều kiện tự nhiên phù hợp và đơn vị có diện tích nhỏ và điều

Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm

1

Sự bất ổn định về nguồn vốn tín dụng và biến động thường xuyên của lãi suất

0,12 3,71 0,45 2,57 0,31 3,71 0,45 2 Cơ sở hạ tầng được nâng lên 0,09 3,71 0,33 3,20 0,29 3,90 0,35 3

Có nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp

0,11 1,29 0,14 1,29 0,14 1,29 0,14

4 Sự phát triển nhanh chóng của

KHCN 0,14 3,29 0,46 3,00 0,42 3,80 0,53 5 Sự cạnh tranh gay gắt của các

công ty trong ngành 0,10 3,29 0,33 2,90 0,29 3,50 0,35 6 Môi trường chính trị, pháp luật

ổn định 0,11 1,71 0,19 1,71 0,19 1,71 0,19 7 Điều kiện tự nhiên thuận lợi

cho sản xuất 0,15 1,30 0,20 1,00 0,15 1,20 0,18 8 Đe doạ từ nhiều sản phẩm thay

thế 0,06 3,14 0,19 3,14 0,19 3,14 0,19 9 Nhu cầu của khách hàng luôn

thay đổi 0,05 1,86 0,09 1,54 0,08 1,96 0,10 10 Chất lượng nguồn nhân lực

trong khu vực 0,07 2,00 0,14 1,50 0,11 2,20 0,15

Tổng 1,00 2,52 2,16 2,63

Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham

STT Các yếu tố chủ yếu Mức độ quan trọng Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo

85

kiện thổ nhưỡng không phù hợp. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quản lý và sản xuất của các công ty cũng khác nhau tựu trung tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh khác biệt giữa các Công ty.

Tổng điểm quan trọng của Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo và Cầu Ham là 2,52 và 2,63 (so với mức trung bình là 2,5) điều này cho thấy công ty chỉ ở mức trên trung bình trong việc nổ lực tận dụng cơ hội và né tránh các mối đe doạ từ bên ngoài. Đối với Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo tổng điểm quan trọng là 2,16 < 2,5 thể hiện Công ty đang phản ứng yếu kém với các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài. Sự khác biệt giữa các công ty tập trung chủ yếu vào các yếu tố: Điều kiện tự nhiên; Áp dụng KHCN phát triển; Chất lượng nguồn nhân lực.

3.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix)

Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh kết hợp với tham khảo ý kiến các chuyên gia là những người điều hành các doanh nghiệp, cán bộ quản lý Nhà nước, tác giả đã xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh với 11 tiêu chí tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty trên lĩnh vực lâm nghiệp.

Bảng 3.4: Ma trận Hình ảnh cạnh tranh (CPM) của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo; Ngòi Sảo; Cầu Ham

Kết quả phân tích bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh trên cơ sở số liệu phỏng vấn các chuyên gia thông qua bảng câu hỏi cho thấy năng lực cạnh tranh

Trọng số Điểm Trọng số Điểm Trọng số Điểm

1 Thị phần 0,08 2,14 0,17 1,00 0,08 2,02 0,16 2 Chất lượng sản phẩm và

dịch vụ 0,08 2,71 0,22 2,40 0,19 2,90 0,23 4 Năng lực tài chính 0,14 2,00 0,28 1,00 0,14 2,50 0,35 5 Năng lực quản lý và điều

hành 0,14 2,20 0,31 1,50 0,21 2,86 0,40 6 Uy tín, thương hiệu 0,07 2,14 0,15 2,00 0,14 2,30 0,16 7 Khả năng nắm bắt thông

tin, thị trường 0,09 1,50 0,14 1,00 0,09 2,20 0,20 8 Trình độ, kinh nghiệm

đội ngũ CB-CNV 0,08 3,71 0,30 2,57 0,21 3,90 0,31 9 Linh hoạt, khả năng ứng

phó với sự thay đổi 0,07 1,80 0,13 1,62 0,11 2,50 0,18 10 Khả năng cạnh tranh về

giá 0,10 3,29 0,33 2,86 0,29 3,15 0,32 11 Nguồn tài nguyên,

nguyên liệu 0,15 3,56 0,53 1,78 0,27 2,77 0,42

Tổng 1,00 2,55 1,72 2,72

Tên tiêu chí STT

Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham Công ty Lâm

nghiệp Vĩnh Hảo

Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo Mức độ

quan trọng

86

của các công ty là tương đối khác nhau dù cùng thuộc sự quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo có lợi thế về nguồn tài nguyên, trình độ kinh nghiệm của CBCNV còn lại các yếu tố khác nằm ở mức trung bình, chưa phát huy được hết tiềm năng.

Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo thua thiệt về mọi mặt từ điều kiện tự nhiên đến trình độ kinh nghiệm cũng như khả năng thích ứng và năng lực tài chính, phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham có lợi thế về khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm và trình độ năng lực quản lý điều hành và của CBCNV.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)