5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Tóm lược các hạn chế
3.3.4.1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Về chất lượng, giá cả và nhãn hiệu sản phẩm cả 03 đơn vị đều chưa phát huy và quan tâm đúng mức đến vấn đề trên, sản phầm cuối cùng chỉ dừng lại ở trữ sản lượng (M3/ha) chưa chú trọng việc phân kim các loại gỗ theo đường kính, phục vụ yêu cầu cấp thiết của thị trường. Đối với từng loại cấp kính giá trị sản phẩm gỗ tương ứng cũng khác nhau phục vụ các phân đoạn sản xuất khác nhau và tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Ví du: Gỗ có đường kính dưới 8cm dùng làm củi, từ 8cm đến 12cm băm dăm phục vụ sản xuất giấy, từ 12cm trở lên phân kim ra các đầu gỗ phục vụ bóc ván sản xuất ván ép hoặc gỗ xẻ thanh phục vụ đồ gỗ công nghiệp và đồ gỗ nội thất ....
Sản phẩm tại các đơn vị chưa là sản phẩm cuối của chuỗi tiêu thụ sản phẩm do vậy chưa tạo được giá trị gia tăng lớn mang lại lợi ích thiết thực cho Công ty cũng như cho người lao động cũng như đóng góp cho ngân sách địa phương. Cần có định hướng cụ thể trong việc tổ chức sản xuất chế biến gỗ thành những sản phẩm cuối cùng.
87
3.3.4.2. Năng lực tài chính
Như đã phân tích ở trên các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn, hiệu suất sử dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn đầu tư (ROS, ROE, ROA) tại cả 03 đơn vị còn thấp cá biệt như đơn vị Ngòi Sảo trong cả 03 năm gần nhất đều âm, gây mất an toàn về vốn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cán bộ công nhân viên cũng như sự tồn tại của đơn vị.
3.3.4.3.Năng lực nguồn nhân lực
Năng lực của Cán bộ công nhân viên được đánh giá khá cao, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lâm nghiệp tuy nhiên năng suất lao động còn ở mức thấp một phần do chưa áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, một phần do sự phân công điều động chưa hợp lý của cán bộ quản lý do vậy chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của lực lượng này tại đơn vị.
3.3.4.4. Năng lực về trình độ và áp dụng khoa học công nghệ
Đây là vấn đề cấp thiết, cần được chú trọng và áp dụng nhanh và kịp thời tránh bị tụt hậu so với mặt bằng chung của ngành. Việc cơ giới hóa cũng như áp dụng Công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực quản lý: quản lý đất đai, bản đồ, quản lý tài chính thông qua phần mềm kế toán .... là công cụ đắc lực làm tăng năng suất lao động làm tiền đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
3.3.4.5. Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức quản lý
- Phương hướng, mục tiêu: Để có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh tại đơn vị, năng lực quản lý cần được chú trọng cả về đường hướng phát triển chung, có mục tiêu, có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Căn cứ và đường hướng kế hoạch chung các cấp quản lý sẽ xây dựng và định hướng các mục tiêu cụ thể và phương pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
- Năng lực quản lý: hay yếu tố con người làm trong lĩnh vực quản lý là vấn đề then chốt cho sự phát triển của đơn vị, đối với những đơn vị có điều kiện, tiêu chí lợi thế hơn tuy nhiên năng lực quản lý không tốt sẽ không thể
88
mang lại hiệu quả như kỳ vọng đơn cử như Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo so với Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham.
- Về mô hình tổ chức quản lý: Còn chưa phù hợp tương xứng với quy mô của các đơn vị, đơn cử cả 03 đơn vị đều duy trì mô hình và chức danh cũng như số lượng quản lý gần như nhau tuy nhiên về quy mô có sự khác biệt rất lớn (theo diện tích rừng chi tiết các đơn vị phân tích ở trên).
- Quản lý sử dụng đất: Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, các đơn vị lâm nghiệp đã được Nhà nước cấp tư liệu sản xuất qua các Quyết định tuy nhiên việc quản lý về đất tại các đơn vị còn yếu, dẫn đến tình trạng tranh chấp xâm lấn đất làm giảm quy mô sản xuất tại đơn vị. Việc quản lý còn trên các bản vẽ tỷ lệ 1: 50.000; 1: 20.000 rất khó xác định ranh giới cụ thể khi có tranh chấp. Chưa có quy hoạch cụ thể để phát triển sản xuất kinh doanh rừng tại các vùng cụ thể (trồng cây gì, giống loài nào tại vùng nào, phục vụ mục đích gì (sản xuất nguyên liệu giấy hay bóc ván hay xẻ thành...).
3.3.4.6. Phát triển mở rộng thị trường, thương hiệu sản phẩm
Đây là vấn đề mà cả 03 đơn vị đều chưa đặt ra và tính đến tuy nhiên lại có tác động lâu dài và là yếu tố xác định tương lai phát triển của các đơn vị.
Đối tác thu mua sản phẩm chủ yếu tại 03 đơn vị là các cá nhân khai thác chế biến tư nhân, do vậy sản phẩm có tiêu chuẩn, chứng chỉ FSC lại chưa thể hiện được thế mạnh và mang lại hiệu quả cho đơn vị. Sản phẩm đầu cuối không mang thương hiệu hay nằm trong chuỗi hành trình sản phẩm đạt chứng chỉ COC do vậy thương hiệu sản phẩm gỗ rừng trồng tại 03 đơn vị không khác biệt sản phẩm gỗ rừng trồng của các cá nhân khác. Đổi mới không chỉ cần thiết ở khâu sản xuất còn rất cần thiết ở khâu tiêu thụ nơi tạo ra dòng tiền tác động trực tiếp đến doanh thu và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
89
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY LÂM NGHIỆP - TỔNG CÔNG TY
GIẤY VIỆT NAM TẠI HÀ GIANG
4.1. Phương hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty Lâm nghiệp - Tổng công ty Giấy VN trên địa bàn tỉnh Hà Giang