5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Giải pháp về tài chính, đầu tư, tín dụng
- Vốn điều lệ: 9.523.362.434 đồng (Là tổng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại 3 đơn vị lâm nghiệp: Vĩnh Hảo, Ngòi Sảo, Cầu Ham).
- Xác định giá trị vườn cây, mặt nước, rừng trồng làm cơ sở thực hiện cổ phần hóa, liên doanh, liên kết, thế chấp vay vốn: Tổng giá trị tài sản rừng trồng đến thời điểm 30/6/2019 là: 130.583.458.312 đồng.
- Đầu tư và tín dụng đầu tư phát triển: Hiện nay, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Vì vậy, đầu tư xây dựng “xưởng chế biến gỗ tại Công ty lâm
95
nghiệp Bắc Quang” là hướng đi đúng để phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ nguồn nguyên liệu sẵn có và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng của Công ty. Góp phần gia tăng giá trị của ngành gỗ Việt Nam nói chung và Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng.
Tổng mức đầu tư dự kiến: 6.070.711.000đồng (giá trị sau thuế) trong đó vốn vay ngân hàng 50%, vốn tự có của Tổng công ty 50%.
- Kinh phí đo đạc, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Kinh phí thực hiện đo đạc, cắm mốc ranh giới đất của Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Giang do UBND tỉnh Hà Giang làm chủ đầu tư, nguồn kinh phí trích từ ngân sách Nhà nước.
- Xử lý tài chính đối với công trình kết cấu hạ tầng, tài sản trên đất khi bàn giao đất: Do không có công trình kết cấu hạ tầng, tài sản trên đất khi bàn giao nên không phải xử lý tài chính.
- Xử lý công nợ: Công ty lâm nghiệp Bắc Quang kế thừa công nợ phải thu, công nợ phải trả của các đơn vị lâm nghiệp trước khi sáp nhập.
- Trích lập dự phòng rủi ro: Không có.