5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê
Thông qua số bình quân, số tối đa, tối thiểu... Phương pháp so sánh thống kê gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
Sử dụng phương pháp so sánh thống kê giúp tác giả có thể đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong
44
cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nên tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu, giúp tác giả có để hiểu được số liệu và đưa ra các kết luận, giải pháp đúng đắn cho bài luận văn của mình. Các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS.
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thông kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. - Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để tính toán ma trận các yếu tố bên trong (IFE); Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE); Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM); để xây dựng các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Giang.