Giải pháp quản lý sử dụng rừng, vườn ươm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 102 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Giải pháp quản lý sử dụng rừng, vườn ươm

Dựa trên phân tích về sản lượng rừng hàng năm và yêu cầu tăng năng suất rừng của đơn vị, giải pháp về giống và quy trình kỹ thuật lâm sinh là vấn đề thiết thực để khắc phục tồn tại trên. Ngoài ra chứng chỉ rừng bền vững là lợi thế, tiềm năng tạo sự khác biệt giữa sản phẩm rừng trồng của đơn vị so với các sản phẩm rừng trồng của các đơn vị và hộ cá nhân khác. Nhóm giải pháp đưa ra bao gồm:

- Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Hiện tại, các công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4.887,13 ha đã được cấp chứng chỉ rừng FSC. Năm 2020, Tổng công

94

ty dự kiến mở rộng diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với diện tích 1.655,2 ha còn lại.

- Giải pháp về phát triển rừng trồng là rừng sản xuất:

+ Tiếp tục sử dụng 3 loài cây trồng chính là Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn. Nguồn gốc giống cây Keo lai (BV10, BV16, BV32, BV33, BV73 và BV75) phải được mua ở các đơn vị sản xuất cây giống có chuyển giao công nghệ của Viện nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp; cây đầu dòng, bình giống gốc cây mầm mô phải được mua ở Viện NC và CNSH Lâm nghiệp; kết hợp mua các giống mới của Viện NC Giống và CNSH Lâm nghiệp (các giống tam bội). Đối với Keo tai tượng, chỉ sử dụng hạt giống từ Vườn giống thế hệ 2 có xuất xứ là Pogaki của Viện NC Giống và CNSH Lâm nghiệp, hoặc hạt giống ngoại từ Australia (xuất xứ pogaki) có nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng. Đối với Bạch đàn, chỉ sử dụng nguồn giống tác giả hoặc giống đã được chuyển giao bởi đơn vị là tác giả của giống; tất cả nguồn giống phải được chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bình giống gốc phải có nhật ký ghi chép phục tráng.

+ Quy trình kỹ thuật lâm sinh: áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng rừng cây nguyên liệu giấy hiện hành của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)