5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang
- Có ý kiến đối với Đề án sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Giang để Tổng công ty báo cáo các Bộ ngành và sớm triển khai thực hiện khi được phê duyệt.
- Phê duyệt phương án sử dụng đất cho Tổng công ty Giấy Việt Nam làm căn cứ xây dựng quản lý sử dụng đất, Kế hoạch SXKD trung và dài hạn.
101
- Khi cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề nghị cấp cho Tổng công ty Giấy Việt Nam thay vì cấp cho các công ty lâm nghiệp như hiện nay.
- Đối với hợp đồng thuê đất lâm nghiệp, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang chỉ thu tiền thuê đất trên diện tích đất Tổng công ty có thể sản xuất kinh doanh được và không thu tiền thuê đất đối với diện tích đất Tổng công ty không thể tổ chức sản xuất kinh doanh. Về thời hạn trả tiền thuê đất: do chu kỳ kinh doanh cây nguyên liệu giấy dài (7 năm), đề nghị UBND tỉnh Hà Giang thu tiền thuê đất của Tổng công ty sau khi khai thác, kết thúc chu kỳ kinh doanh cây nguyên liệu giấy.
- Ngành sản xuất lâm nghiệp của Tổng công ty thu hút được nhiều lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế, hoạt động của ngành lâm nghiệp còn có ảnh hưởng rất tích cực đến xã hội và môi trường. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang áp dụng mức tiền thuê đất ưu đãi đối với diện tích đất lâm nghiệp Tổng công ty có thể sản xuất kinh doanh được.
- Hiện nay diện tích đất của các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty trên địa bàn tỉnh Hà Giang tiếp tục bị người dân địa phương tranh chấp, xâm lấn. Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, xâm lấn đất của các công ty lâm nghiệp để các công ty lâm nghiệp yên tâm đầu tư phát triển cây nguyên liệu giấy.
- Khi quy hoạch đất để phát triển kinh tế không quy hoạch chồng chéo vào diện tích đất đã được Chính phủ quy hoạch vùng nguyên liệu giấy cho Tổng công ty Giấy Việt Nam.