Nguồn lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 53 - 58)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Nguồn lực của doanh nghiệp

2.3.1.1. Năng lực về tài chính

Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Trong đó vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.

45

- Quy mô vốn: Là vốn chủ sở hữu của công ty, quy mô vốn càng lớn thì khả năng mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm càng thuận lợi, thu hút thêm khách hàng và mở rộng thị phần.

- Khả năng tiếp cận nguồn vốn: Là khả năng dễ tăng quy mô khi cần thông qua các hoạt động như phát hành thêm cổ phiếu.

- Cơ cấu nguồn vốn: Hệ số cơ cấu nguồn vốn được đo lường cụ thể qua hai chỉ tiêu cơ bản

Hệ số nợ =

Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn

Hệ số này phản ánh các khoản nợ phải trả chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ càng nhiều và độ rủi ro tài chính cũng cao hơn.

Hệ số nợ trên VCSH = Nợ phải trả Tổng VCSH

Hệ số nợ trên VCSH thể hiện khả năng bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Hệ số càng lớn tức khả năng tự đảm bảo tài chính cao và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

- Hiệu suất sử dụng vốn: cho biết một đơn vị đầu vào vốn đầu tư đem lại mấy đơn vị kết quả đầu ra. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn càng hiệu quả. Quy mô vốn; khả năng tiếp cận nguồn vốn, hiệu suất sử dụng vốn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

Hệ số sử dụng tổng tài sản =

Doanh thu Tổng tài sản

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.

46

Ta có thể đánh giá khả năng sinh lời qua các chỉ tiêu:

Thứ nhất: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh thu:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) =

LNST

x 100(%) DTT

Tỷ suất này cho biết trong 100 đồng DTT có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng). Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số này càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của DN, người ta so sánh tỷ số này của DN với tỷ số bình quân của toàn ngành mà DN đó tham gia. Ngoài ra, một DN càng giảm chi phí của mình một cách có hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao.

Thứ hai: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt dộng kinh doanh là mục tiêu của các nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

LNST

x 100(%) VCSH

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được các chủ sở hữu (các nhà đầu tư) đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào DN có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là DN làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là DN làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.

47

Thứ ba: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường tiêu thụ, nhằm tăng trưởng sức mạnh, do vậy nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đầu tư, có thể xác định bằng công thức:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =

LNST

x 100(%) Tổng tài sản

Tỷ suất này cho biết quy mô LNST được tạo ra từ 100 đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số LNST trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại... thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm...

2.3.1.2. Năng lực quản lý và điều hành

Đây là tiêu chí đánh giá trình độ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Tiêu chí về năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp được xác định bởi hiệu quả và hiệu lực của các chiến lược, chính sách kinh doanh cụ thể sau: các chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm, các chính sách Marketing (các chính sách xúc tiến và khuếch trương thương mại...), chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tư. Tăng cường

48

năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa doanh nghiệp giành thắng lợi trên thương trường trước các áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này thể hiện ở việc ban hành các công cụ quản lý, các chế độ chính sách, các chiến lược kinh doanh và phối hợp mọi nguồn lực doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

2.3.1.3. Trang thiết bị và công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của DN. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của DN. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của DN, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của DN, tất cả các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ.

- Trang thiết bị văn phòng, phần mềm ứng dụng

- Công nghệ, quy trình ứng dụng trong trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào lĩnh vực lâm nghiệp được triển khai mạnh mẽ. Việc ứng dụng này không chỉ dừng lại ở nhân giống cây trồng, sản xuất và chế biến gỗ mà còn cả trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng... Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đối với đất và tài nguyên rừng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai nghiên cứu và áp dụng những hệ thống, thiết bị ứng dụng công nghệ thông minh trong bảo vệ và phát triển rừng. Đơn cử, trong lĩnh vực bảo vệ rừng, hiện đang nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, chống dịch bệnh cho cây. Trong công tác phát triển rừng, nhiều công nghệ đa dạng từ trồng rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến cũng đang được hướng đến tự động hóa.

49

- Công nghệ sản xuất sản phẩm từ rừng: Chế biến ván bóc, chế biến gỗ xẻ, công nghệ chế biến làm nguyên liệu giấy, công nghệ chế biến làm viên nén năng lượng,...

2.3.1.4. Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Việc xem xét, phân tích sự phù hợp của mô hình tổ chức và bộ máy quản lý một cách thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các bất cập đang tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất chung của một doanh nghiệp đồng thời đưa ra các quyết định về điều chỉnh, hoàn thiện mô hình tổ chức hợp lý sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp được trôi chảy và hiệu quả.

Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Con người phải có trình độ, cùng với lòng hăng say làm việc thì mới tiếp cận, vận hành được những máy móc thiết bị công nghệ cao. Đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, Tiêu chí về trình độ của người lao động, tiêu chí này được đánh giá thông qua sự phát triển trình độ của người lao động, tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh các công ty lâm nghiệp Tổng Công ty giấy Việt Nam tại Hà Giang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)