5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Công ty Lâm
nghiệp - Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Hà Giang
Việc đổi mới sắp xếp các công ty lâm nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố sông còn đối với hệ thống các Công ty lâm nghiệp nói chung và các công ty lâm nghiệp - Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Hà Giang nói riêng.
41
mất rừng tới một số ít đơn vị lâm nghiệp tồn tại và phát triển như Công ty Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Yên Bình (Yên Bái):
+ Quản lý đất thật tốt, phân loại đất theo tiêu chí: Có thể sử dụng, đất tốt, đất không thể sử dụng, đất tranh chấp xâm lấn, đất cấp trùng,...
+ Từ việc quản lý phân loại đất (tư liệu sản xuất quan trọng nhất của ngành lâm nghiệp) làm căn cứ xây dựng các dự án trồng rừng phù hợp: Đất gì, phù hợp trồng loài cây nào, giao khoán cho ai bảo vệ (công nhân hay người dân địa phương),...
+ Dựa vào năng lực tài chính của đơn vị xây dựng các phương án huy động vốn: Vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, liên doanh liên kết với Hộ nhận khoán (là công nhân, người dân) để lựa chọn hình thức triển khai dự án trồng rừng cho phù hợp.
+ Đất và rừng đã có quy hoạch, đã được trồng thì việc quản lý là yêu cầu cấp thiết. Rừng là đối tượng tài sản đặc biệt, để ngoài trời, chịu sự tác động của thiên nhiên (thiên tai, bão lốc, nấm bệnh,...) đến những nguyên nhân chủ quan do con người (chặt phá, đốt rẫy gây cháy rừng,...). Do vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng rất quan trọng, lựa chọn hình thức bảo vệ phù hợp, đối với các trường hợp cụ thể phải nhất quyết cứng rắn tránh tạo tiền lệ xâm chiếm đất, phá hoại rừng.
+ Đổi mới còn chú trọng vào con người, tiết giảm chi phí, lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao năng suất hiệu quả từ rừng mang lại.
42
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của các công ty lâm nghiệp tại Hà Giang trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty lâm nghiệp tại Hà Giang trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam?
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty lâm nghiệp tại Hà Giang trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam thời gian tới cần phải thực hiện những giải pháp gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu được lấy từ các chương trình, kế hoạch, phần mềm tài chính kế toán, Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán của các Công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Ngoài ra, tác giả thu thập số liệu thông qua hệ thống thông tin dữ liệu qua các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…) để phục vụ nghiên cứu luận văn.
- Dữ liệu phân tích trong phương pháp nghiên cứu định tính là dữ liệu sơ cấp và dự liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp là chủ yếu. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ việc quan sát nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập các tài liệu, báo cáo khoa học về năng lực cạnh tranh của Công ty.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc quan sát, thảo luận và thông tin từ phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về năng lực cạnh tranh (Phụ lục phiếu
43
khảo sát và câu hỏi, số câu hỏi: 02 bộ câu hỏi, số lượng chuyên gia tham khảo 10 người). Chuyên gia trong lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm: Chuyên gia tại các Công ty lâm nghiệp tại Hà Giang và chuyên gia tại các Công ty lâm nghiệp khác (Giám đốc, Kế toán trưởng); Chuyên gia tại các cơ quan Nhà nước (Sở ban ngành trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên rừng, sản xuất lâm nghiệp…); Chuyên gia tại cơ quan quản lý cấp trên (Tổng công ty). Đối tượng chuyên gia tham khảo có bằng thạc sĩ trở lên, công tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, quản lý cấp Tổng công ty, quản lý thực tế điều hành sản xuất kinh doanh tại các đơn vị lâm nghiệp có kinh nghiệm ít nhất ≥ 05 năm quản lý. Số lượng chuyên gia tham gia khảo sát dựa trên tổng số chuyên gia có thể tiếp cận 20 người tại 15 Công ty lâm nghiệp và 03 Sở ban ngành, trên tiêu thức phân bổ về vùng miền, chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia tài chính, đơn vị sản xuất có hiệu quả và kém hiệu quả, Cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý cấp trên và các Công ty lâm nghiệp.
Hai bộ câu hỏi được tổng hợp dựa trên các câu hỏi làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực các Công ty lâm nghiệp nói chung và đánh giá cụ thể của chuyên gia về 03 Công ty lâm nghiệp - Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Hà Giang.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập, được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa; tổng hợp trên Excel và bảng biểu; áp dụng các công thức để ra số liệu phù hợp với phương pháp phân tích thông tin và mục đích nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê
Thông qua số bình quân, số tối đa, tối thiểu... Phương pháp so sánh thống kê gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
Sử dụng phương pháp so sánh thống kê giúp tác giả có thể đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong
44
cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nên tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu, giúp tác giả có để hiểu được số liệu và đưa ra các kết luận, giải pháp đúng đắn cho bài luận văn của mình. Các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu các chỉ tiêu ROA, ROE, ROS.
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thông kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. - Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để tính toán ma trận các yếu tố bên trong (IFE); Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE); Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM); để xây dựng các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nguồn lực của doanh nghiệp
2.3.1.1. Năng lực về tài chính
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Trong đó vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.
45
- Quy mô vốn: Là vốn chủ sở hữu của công ty, quy mô vốn càng lớn thì khả năng mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm càng thuận lợi, thu hút thêm khách hàng và mở rộng thị phần.
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn: Là khả năng dễ tăng quy mô khi cần thông qua các hoạt động như phát hành thêm cổ phiếu.
- Cơ cấu nguồn vốn: Hệ số cơ cấu nguồn vốn được đo lường cụ thể qua hai chỉ tiêu cơ bản
Hệ số nợ =
Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh các khoản nợ phải trả chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ càng nhiều và độ rủi ro tài chính cũng cao hơn.
Hệ số nợ trên VCSH = Nợ phải trả Tổng VCSH
Hệ số nợ trên VCSH thể hiện khả năng bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Hệ số càng lớn tức khả năng tự đảm bảo tài chính cao và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Hiệu suất sử dụng vốn: cho biết một đơn vị đầu vào vốn đầu tư đem lại mấy đơn vị kết quả đầu ra. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn càng hiệu quả. Quy mô vốn; khả năng tiếp cận nguồn vốn, hiệu suất sử dụng vốn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Hệ số sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
46
Ta có thể đánh giá khả năng sinh lời qua các chỉ tiêu:
Thứ nhất: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh thu:
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) =
LNST
x 100(%) DTT
Tỷ suất này cho biết trong 100 đồng DTT có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng). Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số này càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của DN, người ta so sánh tỷ số này của DN với tỷ số bình quân của toàn ngành mà DN đó tham gia. Ngoài ra, một DN càng giảm chi phí của mình một cách có hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao.
Thứ hai: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt dộng kinh doanh là mục tiêu của các nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
LNST
x 100(%) VCSH
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được các chủ sở hữu (các nhà đầu tư) đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào DN có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là DN làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là DN làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.
47
Thứ ba: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường tiêu thụ, nhằm tăng trưởng sức mạnh, do vậy nhà quản trị thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đầu tư, có thể xác định bằng công thức:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =
LNST
x 100(%) Tổng tài sản
Tỷ suất này cho biết quy mô LNST được tạo ra từ 100 đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số LNST trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại... thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm...
2.3.1.2. Năng lực quản lý và điều hành
Đây là tiêu chí đánh giá trình độ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Tiêu chí về năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp được xác định bởi hiệu quả và hiệu lực của các chiến lược, chính sách kinh doanh cụ thể sau: các chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm, các chính sách Marketing (các chính sách xúc tiến và khuếch trương thương mại...), chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tư. Tăng cường
48
năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa doanh nghiệp giành thắng lợi trên thương trường trước các áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này thể hiện ở việc ban hành các công cụ quản lý, các chế độ chính sách, các chiến lược kinh doanh và phối hợp mọi nguồn lực doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
2.3.1.3. Trang thiết bị và công nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của DN. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của DN. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của DN, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của DN, tất cả các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ.
- Trang thiết bị văn phòng, phần mềm ứng dụng
- Công nghệ, quy trình ứng dụng trong trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào lĩnh vực lâm nghiệp được triển khai mạnh mẽ. Việc ứng dụng này không chỉ dừng lại ở nhân giống cây trồng, sản xuất và chế biến gỗ mà còn cả trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng... Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đối với đất và tài nguyên rừng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai nghiên cứu và áp dụng những hệ thống, thiết bị ứng dụng công nghệ thông minh trong bảo vệ và phát triển rừng. Đơn cử, trong lĩnh vực bảo vệ rừng, hiện đang nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng, chống dịch bệnh cho cây. Trong