5. Kết cấu của luận văn
4.2.8. Giải pháp về tổ chức bộ máy
Sau khi sáp nhập, Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ; phân cấp về công tác quản lý, tổ chức lao động; phân cấp quản lý về tài chính cho Công ty lâm nghiệp Bắc Quang.
Tổ chức bộ máy của Công ty lâm nghiệp Bắc Quang sau sáp nhập bao gồm:
4.2.8.1. Bộ phận gián tiếp sản xuất
- Ban giám đốc tối đa không quá 04 người: + 01 Giám đốc: Phụ trách chung
+ 03 Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc: Phụ trách Vườn ươm và Lâm sinh
Phó Giám đốc: Phụ trách quản lý bảo vệ rừng, khai thác
99
- Phòng chức năng gồm 3 phòng chức năng
+ Phòng TCHC: Tối đa không quá 06 người + Phòng TCKT: Tối đa không quá 05 người + Phòng KHKT: Tối đa không quá 9 người
Như vậy, sau sáp nhập lao động gián tiếp thừa ra 13 lao động. Tổng công ty dự kiến bố trí về Xưởng chế biến gỗ của Công ty lâm nghiệp Bắc Quang 05 lao động, 08 lao động còn lại Tổng công ty căn cứ vào trình độ để sắp xếp công việc tại các đội sản xuất của Công ty hoặc điều chuyển sang các đơn vị khác thuộc Tổng công ty. Trường hợp người lao động có nguyện vọng xin chấm dứt HĐLĐ thì Tổng công ty sẽ giải quyết theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước (kinh phí ước tính chi trả trong trường hợp 08 lao động xin chấm dứt HĐLĐ khoảng 600 triệu đồng).
4.2.8.2. Bộ phận trực tiếp sản xuất
- Về mô hình các đội tạm thời giữ nguyên như hiện tại gồm 14 Đội nhưng trong quá trình hoạt động sẽ xem xét sáp nhập các đội có diện tích nhỏ, ít rừng để quản lý thuận lợi, và hiệu quả hơn.
- Về tên gọi các Đội sau khi sắp xếp sẽ đổi tên các Đội theo thứ tự từ 1 đến 13 để tránh trùng lặp, bao gồm:
+ Đội Vườn ươm;
+ Các đội sản xuất của Công ty lâm nghiệp Cầu Ham cũ lần lượt đổi thành: Đội (1,2,3).
+ Các đội sản xuất của Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo cũ lần lượt đổi thành: Đội (4,5,6,7).
+ Các đội sản xuất của Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo cũ lần lượt đổi thành: Đội (8,9,10,11,12,13).
- Thành lập mới 01 Xưởng chế biến gỗ.