DỤC ĐẠI HỌC
2.3.2. Lựa chọn mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN
đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Dựa trên cơ sở lý luận về chất lượng, chất lượng trong giáo dục đại học và cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ; sự hài lòng của khách hàng mà cụ thể là các mô hình chất lượng dịch vụ và mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng;
Đồng thời, dựa trên phần tổng quan các nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và dựa vào một số mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên tại các trường đại học;
Đặt trong trường hợp cụ thể trường đại học cung cấp dịch vụ đào tạo, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN như sau:
Hình 2.8:Mô hình nghiên cứu của luận văn
Trong mô hình nghiên cứu của luận văn, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa bốn yếu tố trong chất lượng đào tạo ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên là:
(1) Chương trình đào tạo: có thể hiểu chương trình đào tạo thể hiện trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình.
Đặt trong bối cảnh nghiên cứu, tác giả nghiên cứu các tiêu chí của chương trình đào tạo: cung cấp được những kiến thức cần thiết về kinh tế; có chuẩn đầu ra rõ ràng; tính cập nhật của chương trình đào tạo; cấu trúc chương trình đào tạo; ...
(2) Đội ngũ giảng viên: kiến thức chuyên môn; kinh nghiệm thực tế; phương pháp giảng dạy; đánh giá sinh viên; sự chuẩn bị bài giảng; thái độ với sinh viên
(3) Cơ sở vật chất: phòng học; giáo trình; thư viện; trang thiết bị học tập;... (4) Khả năng phục vụ: thái độ phục vụ của cán bộ hành chính; hoạt động tư vấn nghề nghiệp, thông tin trên website,...
Tác giả nghiên cứu mối quan hệ tác động của (4) yếu tố này đến yếu tố (5) là