CHƯƠNG 3: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
3.2.3. Nghiên cứu chính thức
Mục đích của nghiên cứu chính thức là đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đặt ra. Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đối tượng nghiên cứu là sinh viên đại học hệ chính quy đang theo học tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn là phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, với kích thước mẫu là 315 sinh viên. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với phần mềm SPSS 22.0.
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu chính thức là thang đo đã được hiệu chỉnh từ thang đo SERVPERF. Thang đo được đánh giá thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA.
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong cùng một thang đo càng cao. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì hệ số tương quan biến tổng , các biến có hệ số
tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và có thể loại bỏ khỏi thang đo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Các biến có hệ số tải về thấp (thường nhỏ hơn 0,4) có thể bị loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 0,5.