Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 3: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.

Những mốc lịch sử quan trọng:

11/1974: Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 9/1995: Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

7/1999: Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN.

3/2007: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN.

Tại Trường Đại học Kinh tế, nghiên cứu khoa học luôn gắn liền với đào tạo. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế đã được xã hội biết đến như là một trường đại học trẻ, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao.

Các hoạt động của trường, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bước đầu đạt được một số thành tựu cơ bản, tạo nền tảng để trường tiếp tục phát triển đột phá theo hướng chất lượng và hiệu quả:

Về đào tạo, đã tiến hành đánh giá, phân tích, rà soát chuẩn hóa các chương trình đào tạo đã có, mở thêm một số mã ngành mới, chú trọng Chương trình chất lượng cao, Chương trình đẳng cấp quốc tế (16+23), sau đại học, phát triển đào tạo liên kết với nước ngoài chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên. Năm 2009, Trường đã được Ban Tổ chức Trung ương và ĐHQGHN tin cậy, giao nhiệm vụ phối hợp với Đại học Uppsala (Thụy Điển) đào tạo Thạc sĩ Quản lý công của Chương trình tạo nguồn lãnh đạo cho Đảng và Nhà nước (Đề án 165).

Về nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới. Hoạt động nghiên cứu khoa học của

Trường Đại học Kinh tế có một số đặc thù như: nghiên cứu gắn liền với đào tạo và mang tính mở; kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Hoạt động nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế phát triển theo định hướng “nghiên cứu phục vụ trực tiếp công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực tiễn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp; nghiên cứu những vấn đề liên ngành mới cũng như những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế nói chung và của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nói riêng”.

Trường đã có những đề tài và chương trình nghiên cứu khoa học lớn (3 đề tài cấp nhà nước, 3 chương trình nghiên cứu lớn) và số lượng và chất lượng đề tài các cấp tăng nhanh. Và đặc biệt, năm 2009 Trường Đại học Kinh tế được Hội đồng Lý luận Trung ương "đặt hàng" Báo cáo Kinh tế Việt Nam thường niên, và tháng 8/2010 lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế đã chuyển giao kết quả nghiên cứu này cho Hội đồng Lý luận Trung ương. Trường Đại học Kinh tế đã tổ chức hoặc tham gia tổ chức thành công một số hội thảo quốc gia và quốc tế. Với sự tham gia của các học giả nổi tiếng thế giới như GS. Tom Cannon - nhà hoạch định chiến lược phát triển hàng đầu thế giới; GS. TS. Susan Schwab - Nguyên Đại sứ thương mại Hoa Kỳ... Trường Đại học Kinh tế đang dần trở thành điểm đến của tri thức thế giới.

Nhà trường hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc 12 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt phải kể đến đối tác là các trường đại học uy tín: Trường Kinh doanh Haas - Đại học California, Berkeley(Hoa Kỳ), Đại học Benedictine (Hoa Kỳ), Đại học Princeton (Hoa Kỳ); Đại học Uppsala (Thụy Điển); Đại học Massey (New Zealand); Đại học Paris 12Val de Marne (Pháp); Đại học Waseda (Nhật Bản)... Bên cạnh đó, Trường đã xây dựng được hệ thống các đối tác chiến lược trong nước gồm các tập đoàn, hiệp hội doanh nghiệp, các ngân hàng và các tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bảo Sơn, Tập đoàn Gami, Tập đoàn Doji, Ngân hàng Liên Việt, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội,…

phát triển Trường ĐHKT - đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1997), Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2004) và nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng khác của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w