Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 105 - 106)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQGHN

4.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất

Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình đào tạo, hệ thống giáo trình, sách tham khảo hay đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy,... thì yếu tố cơ sở vật chất cũng có vai trò hết sức quan trọng. Cơ sở vật chất ngoài đầu tư công trình xây dựng hạ tầng còn phải trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại mới góp phần đào tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.

Cơ sở vật chất là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ 3 trong nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Nhà trường cần có biện pháp nhằm nâng cao, cải thiện cơ sở vật chất nhiều hơn nữa để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần tiến hành một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện cơ sở vật chất hiện nay:

- Để khắc phục những khó khăn hiện tại và đáp ứng yêu cầu thực tế, Nhà trường cần đầu tư tăng cường trang thiết bị dạy và học. Xây dựng mạng lưới thông tin, thư viện và thư viện điện tử đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và nghiên cứu của giảng viên. Bên cạnh đó, Nhà trường cần đẩy mạnh triển khai việc xây dựng cơ sở đào tạo mới.

- Nhà trường cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị; phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo cho nhu cầu học tập của một số lượng lớn sinh viên; thư viện phải đủ nhiều về số lượng và đa dạng về lĩnh vực chuyên ngành thỏa mãn được nhu cầu tham khảo, học tập và tra cứu của sinh viên.

- Nâng cấp trang web của nhà trường để đáp ứng được số lượng lớn nhu cầu đăng nhập của sinh viên, đặc biệt trong thời gian đăng ký môn học.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch sử dụng giảng đường, cơ sở vật chất hàng năm phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng; đánh giá, kiểm tra thực tế, lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho từng năm học; chỉ đạo các đơn vị trong trường căn cứ chức năng,

nhiệm vụ đề xuất bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc.

- Tận dụng linh hoạt cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường; chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.

Để có thể tiến hành thực hiện các giải pháp trên, Trường cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp tăng nguồn thu bổ sung như:

+ Xây dựng chế độ học phí, học bổng theo đặc thù và chất lượng của các chương trình đào tạo: đào tạo chính quy, đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết quốc tế,...

+ Đẩy mạnh liên kết đào tạo, tăng cường hợp tác quốc tế; để qua đó đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

+ Tăng cường nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng thiếu thốn hiện nay. Nguồn đầu tư này chủ yếu dựa vào các tổ chức phi chính phủ và các dự án vốn vay ODA, song quan trọng nhất vẫn là tận dụng những cơ hội tài trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp. Việc này đòi hỏi sự chủ động của Nhà trường.

Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để kêu gọi nguồn đầu tư, tài trợ, vì việc tài trợ trang thiết bị cho các trường, doanh nghiệp cũng có lợi vì nhà trường chính là nơi đào tạo, cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có nhu cầu quảng cáo thương hiệu và thiết bị của họ.

+ Nghiên cứu thành lập các quỹ hỗ trợ dành cho cán bộ, sinh viên,... ; có chính sách, chế độ khuyến khích thỏa đáng đối với các tập thể, cá nhân có đóng góp hiệu quả làm tăng nguồn thu bổ sung cho Nhà trường.

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w