Nhóm giải pháp về giảng viên

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 103 - 105)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQGHN

4.2.2. Nhóm giải pháp về giảng viên

Căn cứ kết quả điều tra khảo sát, sinh viên chưa hài lòng với phương pháp giảng dạy hiện nay của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, cần phải có các giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về đội ngũ giảng viên nói riêng và chất lượng đào tạo của Trường nói chung:

- Tạo điều kiện để giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy: chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy bằng Tiếng Anh, áp dụng các phương pháp hiện đại trong giảng dạy,…

- Thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên đi học tại các nước phát triển.

- Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo, độc lập của sinh viên:

+ Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phải chú trọng, hỗ trợ sinh viên phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo thông qua việc tạo điều kiện cho sinh viên được thảo luận, trình bày các quan điểm, tư duy về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội.

+ Giảng viên cần phải phối hợp các phương pháp giảng dạy khác một cách hợp lý, linh hoạt theo từng bối cảnh cụ thể.

+ Hướng dẫn, giải thích cho sinh viên hiểu rõ phương pháp giảng dạy của giảng viên. Từ đó, dịnh hướng sinh viên tự vận dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của giảng viên.

- Chú trọng công tác đào tạo kỹ năng thực tế cho sinh viên:

+ Xác định rõ, cụ thể định hướng, mục tiêu đào tạo của Nhà trường, yêu cầu của giảng viên, của môn học liên quan đến tri thức, kỹ năng thực hành, năng lực, phẩm chất của sinh viên.

+ Giảng viên phải trang bị cho sinh viên hệ thống các tri thức về khoa học cơ bản, chuyên ngành; phải hướng các tri thức đó theo mục tiêu xác định của Nhà trường.

- Phương pháp giảng giảng dạy và phương pháp học tập của sinh viên phải thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học:

+ Giảng viên cần phải kết hợp phương pháp và kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến môn học trong giảng dạy, định hướng sinh viên có phương pháp học tập gắn liền việc nghiên cứu khoa học liên quan ngành nghề của mình; gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ giảng dạy, khuyến khích đội ngũ giảng viên sử dụng kết quả

nghiên cứu khoa học lồng ghép vào chương trình giảng dạy môn học.

+ Nhà trường, giảng viên cần phải tổ chức cho sinh viên học tập và làm bài tập, tham gia nghiên cứu khoa học để vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại.

+ Tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên về kỹ năng sử dụng các phần mềm, phương tiện giảng dạy hiện đại. Khuyến khích các giảng viên và sinh viên tự chế tạo, sáng tạo các phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đào tạo về quy mô và chất lượng sinh viên; từ đó mới xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên cho phù hợp.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ giảng viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

- Định kỳ tổ chức các kỳ sát hạch giảng viên, đánh giá năng lực giảng viên để có hướng bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng phù hợp.

- Tạo cơ chế và chính sách để thu hút các chuyên gia, những người có trình độ chuyên môn cao tham gia vào công tác giảng dạy.

Bên cạnh đó, cần có các chế độ đãi ngộ thích hợp để giảng viên yên tâm công tác và gắn bó với Nhà trường:

+ Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ trong tuyển dụng; môi trường công tác và các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục (nhất là đối với các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, chuyên gia, giáo viên/giảng viên cao cấp/có học vị Tiến sĩ,...) ; chế độ tiền lương và thang, bảng lương của giảng viên,...

+ Giảng viên được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng các chế độ chính sách về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và các chế độ đãi ngộ khác. Đồng thời xây dựng các quy định về khen thưởng, xử lý vi phạm cần đảm bảo sự công bằng, minh bạch.

ngũ giảng viên theo hướng hiện đại ngang tầm với các trường đại học trong và ngoài nước.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giữa Nhà trường và các trường đại học khác trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w