Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 3: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH

3.2.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

đại học hệ chính quy đang học tập tại Nhà trường thuộc tất cả các khoa trong trường là: Khoa Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế chính trị, Kế toán - Kiểm toán.

Kích thước mẫu điều tra là 315. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu điều tra với 320 sinh viên; sau khi tiến hành nhập số liệu và sàng lọc phiếu điều tra thì kết quả có 315 phiếu hợp lệ và đúng với mục đích khảo sát. Các phiếu bị loại do người trả lời phiếu không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc do thông tin thu được không đáng tin cậy (do người trả lời khoanh tròn vào cùng một loại lựa chọn về mức độ đồng ý,…)

Nguồn: điều tra của tác giả

Bảng 3.1. Thống kê cơ bản về giới tính và số sinh viên của mẫu nghiên cứu Giới tính Tổng Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Khoa Quản trị kinh doanh 16 17.0 78 83.0 94 29.8

Tài chính ngân hàng 13 13.4 84 86.6 97 30.8

Kinh tế quốc tế 6 33.3 12 66.7 18 5.7

Kinh tế phát triển 1 20.0 4 80.0 5 1.6

Kinh tế chính trị 8 22.2 28 77.8 36 11.4

Kế toán - Kiểm toán 1 1.5 64 98.5 65 20.6

Tổng số 45 270 315 100

Nguồn: điều tra của tác giả

Nguồn: điều tra của tác giả

Hình 3.2 : Biểu đồ cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu

sàng lọc phân bố không đồng đều và có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các khoa. Số lượng sinh viên được điều tra chủ yếu ở các khoa Tài chính ngân hàng (chiếm 30,8% số lượng sinh viên được điều tra); khoa Quản trị kinh doanh (chiếm 29,8% số lượng sinh viên được điều tra); khoa Kế toán – kiểm toán (chiếm 20,6% số lượng sinh viên được điều tra). Trong khi đó, số lượng phiếu điều tra của sinh viên thu được ở khoa Kinh tế phát triển chỉ chiếm 1,6% số lượng sinh viên được điều tra; số lượng phiếu điều tra thu được ở khoa Kinh tế quốc tế chiếm 1,6% số lượng sinh viên được điều tra; khoa Kinh tế chính trị chiếm 11,4%.

Ngoài ra, do đặc thù của Nhà trường đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nên tỷ lệ giới tính của sinh viên có sự chênh lệch rất lớn; tỷ lệ nữ sinh viên là 85,7 % ( 270 sinh viên nữ trong tổng số 315 sinh viên tham gia điều tra khảo sát); trong khi đó tỷ lệ nam sinh viên chỉ chiếm 14,3% (45 sinh viên nữ trong tổng số 315 sinh viên tham gia điều tra khảo sát).

Bảng 3.2. Thống kê cơ bản về kết quả xếp loại học tập mẫu nghiên cứu

Tiêu chí

Xếp loại kết quả học tập Tổng

số sinh viên

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượngTỷ lệ % Khoa

Quản trị kinh doanh 3 3.2 34 36.2 49 52.1 8 8.5 94

Tài chính ngân hàng 3 3.1 46 47.4 46 47.4 2 2.1 97

Kinh tế quốc tế 5 27.8 10 55.6 3 16.7 0 0.0 18

Kinh tế phát triển 1 20.0 4 80.0 0 0.0 0 0.0 5

Kinh tế chính trị 1 2.8 16 44.4 18 50.0 1 2.8 36

Kế toán - Kiểm toán 5 7.7 23 35.4 30 46.2 7 10.8 65

Tổng số 18 5.7 133 42.2 146 46.3 18 5.7

Nguồn: điều tra của tác giả

Hình 3.3 : Thống kê kết quả học tập của mẫu nghiên cứu

Qua thống kê tại bảng trên, ta thấy số sinh viên có kết quả học tập xếp loại Khá chiếm tỷ trọng lớn nhất là 46,3% (146 sinh viên trong tổng số 315 sinh viên tham gia điều tra, khảo sát); sau đó là sinh viên có kết quả học tập xếp loại Giỏi với tỷ lệ 42,2% (133 sinh viên trong tổng số 315 sinh viên tham gia điều tra, khảo sát); trong khi đó số sinh viên có kết quả học tập xếp loại Xuất sắc và Trung bình chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, và đều là 5,7 %. Như vậy, kết quả học tập của sinh viên tập trung phân bố ở kết quả học tập Khá và Giỏi.

Bên cạnh đó, cũng có sự chênh lệch trong kết quả học tập của sinh viên giữa các khoa trong trường. Căn cứ bảng số liệu trên, khoa Kinh tế quốc tế và khoa Kinh tế phát triển có tỷ trọng sinh viên đạt kết quả xếp loại Xuất sắc chiếm tỷ trọng tương đối lớn (Khoa Kinh tế quốc tế là 27,8% và khoa Kinh tế phát triển là 20%); trong khi đó tỷ lệ sinh viên đạt kết quả học tập loại Xuất sắc rất thấp ở các khoa còn lại (khoa Kinh tế chính trị 2,8%; khoa Tài chính ngân hàng 3,1%; khoa Quản trị kinh doanh 3,2%; khoa Kế toán kiểm toán 7,7%).

Nhìn chung, tại các khoa trong Nhà trường; có sự chênh lệch kết quả học tập của sinh viên; nhưng vẫn theo xu hướng chung là sinh viên có kết quả học tập xếp

loại Khá và Giỏi chiếm tỷ trọng lớn nhất; sinh viên có kết quả học tập xếp loại Xuất sắc và Trung bình chiếm tỷ lệ ít nhất.

Đặc biệt, khoa Kinh tế phát triển có 20% sinh viên có kết quả học tập xếp loại Xuất sắc và 80% sinh viên có kết quả học tập xếp loại Giỏi mà không có sinh viên nào xếp loại Khá và Trung bình.

Bảng 3.3. Thống kê kết quả học tập và giới tính của sinh viên tại Nhà trường

Tiêu chí Giới tính Tổng Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Kết quả học tập Xuất sắc 2 11.1 16 88.9 18 Giỏi 19 14.3 114 85.7 133 Khá 21 14.4 125 85.6 146 Trung bình 3 16.7 15 83.3 18 Tổng số sinh viên 45 270 315

(Nguồn: điều tra của tác giả

Như đã thống kê ở phần trên, do đặc thù đào tạo của Nhà trường là ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý, nên số lượng sinh viên nữ chiếm tỷ trọng rất cao. Qua thống kê ở trên, tỷ lệ nữ sinh viên có kết quả học tập Giỏi, Khá chiếm tỷ trọng lớn nhất với 46,3% sinh viên nữ đạt kết quả học tập loại Khá và 42,2% sinh viên nữ đạt kết quả học tập loại Giỏi trong tổng số 270 sinh viên nữ.

Tương tự, tỷ lệ nam sinh viên có kết quả học tập Giỏi và Khá chiếm tỷ trọng lớn nhất với 46,7% sinh viên nam đạt kết quả học tập loại Khá và 42,2% sinh viên nam đạt kết quả học tập loại Giỏi trong tổng số 45 sinh viên nam tham gia điều tra khảo sát.

Tỷ lệ nữ sinh viên đạt kết quả học tập loại Xuất sắc đạt 5,9% và tỷ lệ nữ sinh viên có kết quả học tập Trung bình chỉ chiếm 5,6%. Tỷ lệ nam sinh viên đạt kết quả học tập loại Xuất sắc đạt 4,4% và tỷ lệ nữ sinh viên có kết quả học tập Trung bình chỉ chiếm 6,7%.

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w