Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 99 - 103)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHQGHN

4.2. Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

4.2.1.Nhóm giải pháp về chương trình đào tạo

Đối với các cơ sở đào tạo nói chung và Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nói riêng, chất lượng chương trình đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững.

Chương trình đào tạo là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của sinh viên trong khảo sát trên. Vì vậy, để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên, việc nâng cao chất lượng chương trình đào tạo là điều hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, việc cải tiến chương trình đào tạo, kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực tế; đáp ứng nhu cầu của công việc là điều kiện tiên quyết để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng chương trình đào tạo.

4.2.1.1. Xây dựng mục tiêu đào tạo

- Để xây dựng chương trình đào tạo, thế giới việc làm mới là căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp.

- Những yêu cầu, đòi hỏi từ phía nhà tuyển dụng mới là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng mục tiêu đào tạo, thiết kế nội dung chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo cũng như căn cứ để đánh giá sinh viên.

Căn cứ vào đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, vào sự phân tích mức độ theo thứ tự ưu tiên của các năng lực theo yêu cầu đòi hỏi của thế giới việc làm… để Nhà trường quyết định các mục tiêu cụ thể cho nội dung và chương trình đào tạo mới.

- Xây dựng chương trình đào tạo cần phải trả lời được câu hỏi “Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần đạt được các kỹ năng, kiến thức và thái độ gì?”. Do đó, cần phải xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tích hợp, để thời lượng giảng dạy đảm bảo hai nhiệm vụ: sinh viên vừa phát triển kiến thức sâu về chuyên môn, và đồng thời học các kỹ năng cá nhân và giao tiếp.

4.2.1.2. Tập trung cải tiến nội dung và chương trình giảng dạy

- Rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo và đề cương các học phần có sự tham khảo của các chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài.

- Tăng cường sự tham gia của giảng viên và các bên liên quan vào quá trình xây dựng chương trình và biên soạn đề cương học phần để họ hiểu rõ và làm chủ được chúng.

- Phù hợp hơn nữa nội dung các học phần theo hướng cập nhật, hệ thống và liên thông, tránh trùng lặp nội dung giữa các học phần.

- Muốn nâng cao chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của xã hội.

Ngoài ra, Nhà trường cần xây dựng các mối liên hệ với các công ty bên ngoài, tăng cường tổ chức cho sinh viên giao lưu với các doanh nghiệp tạo điều kiện

cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế.

Bên cạnh đó mối liên hệ này cũng giúp nhà trường nắm được các nhu cầu sử dụng lao động để thiết kế chương trình học sát với yêu cầu thực tế của các công ty. Có như thế thì chương trình đào tạo mới thường xuyên được đổi mới, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội và đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.

- Cân đối tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo của từng ngành học, từng môn học.

Căn cứ kết quả điều tra khảo sát và kết quả điều tra phỏng vấn sâu, có thể thấy trong các yếu tố đánh giá chương trình đào tạo, sự phân bổ giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình học là điều sinh viên hài lòng với mức độ thấp nhất (điểm trung bình đạt 3,1).

Việc chỉ ngồi trên ghế nhà trường với các môn học lý thuyết trong khi thời gian thực hành và vận dụng thực tế quá ít khiến cho sinh viên cảm thấy nhàm chán, thụ động và không phát huy được tinh thần sáng tạo.

- Nhà trường cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, thực hiện liên kết đào tạo quốc tế và trao đổi sinh viên với các trường đại học tiên tiến ở nước ngoài, áp dụng chương trình và giáo trình tiên tiến.

- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học và kỹ năng cho sinh viên dưới nhiều hình thức như mở các lớp đào tạo ngắn hạn, các buổi thảo luận hoặc sinh hoạt theo chuyên đề.

- Bên cạnh đó, Nhà trường cần có nhiều cách thức trong việc đánh giá và kiểm tra kết quả đào tạo thông qua hình thức thi cuối kỳ, cuối năm học. Xây dựng các biện pháp nhằm kiểm tra trình độ, kỹ năng đã tích lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện tại Nhà trường như trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm,…của sinh viên.

- Nhà trường cần xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của từng ngành, chương trình đào tạo, tạo điều kiện để người dạy, người học và xã hội giám sát việc thực hiện chương trình đào tạo.

4.2.1.3.. Cải cách phương pháp dạy và học

Quá trình đào tạo cần xem xét các vấn đề liên quan như phương pháp dạy và học để hoàn thiện và phù hợp với chương trình đào tạo. Để đạt được mục tiêu trong việc vừa đáp ứng việc học chuyên ngành vừa học kỹ năng một cách tốt hơn, cần

thực hiện một số giải pháp:

- Tăng cường học chủ động và học qua trải nghiệm; trong quá trình dạy cần hình thành cho sinh viên các kỹ năng cần thiết thông qua các hoạt động như thảo luận theo nhóm, tiểu luận, thuyết trình, bài tập cá nhân,...

- Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy giữa các giảng viên trong Khoa và trong Nhà trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn về các phương pháp giảng dạy tiên tiến theo định hướng đầu ra của quá trình học tập.

4.2.1.4. Nâng cao chất lượng giáo trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên

Trong quá trình giảng dạy, nhà trường luôn đảm bảo 100% các môn học đều được xây dựng đề cương môn học.

Tính đến tháng 12/2014, trường đã triển khai biên soạn 30 sách giáo trình (đạt 65% kế hoạch) và 4 sách chuyên khảo (đạt 50% kế hoạch), trong đó nhiều sách đạt chất lượng cao và đã được tái bản lại theo nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, giáo trình hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, nhiều giáo trình còn phải sử dụng giáo trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân mà chưa xây dựng được giáo trình riêng cho sinh viên của Trường.

- Ưu tiên bố trí kinh phí cho việc tổ chức biên soạn giáo trình; lựa chọn mua bản quyền giáo trình nước ngoài để dịch và sử dụng trong nước; chủ động phối hợp với các trường trong cùng khối ngành, các khoa cùng nhóm ngành tổ chức biên soạn giáo trình.

Trong thời gian tới, Nhà trường cần tiếp tục triển khai các giải pháp như: - Rà soát hệ thống giáo trình của Trường.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở học liệu, trong đó quan tâm tới xây dựng hệ thống học liệu điện tử.

- Đầu tư biên soạn và nâng cao chất lượng của các giáo trình dùng chung. - Giáo trình cần được cung cấp đầy đủ với nhiều thể loại hơn để kích thích nhu cầu, thói quen tìm hiểu của sinh viên.

- Cập nhật hệ thống giáo trình thường xuyên, đáp ứng nhu cầu đổi mới và những kiến thức tiên tiến, hiện đại; đặc biệt đối với một trường đại học thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội như Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w