Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 77 - 89)

CHƯƠNG 3: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH

3.3.1. Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy, sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tương đối hài lòng với chất lượng đào tạo của Nhà trường (với điểm trung bình là 3,8317). Nhìn chung, sinh viên có mức độ hài lòng tương đối cao đối với các yếu tố của chất lượng đào tạo.

Trong 4 nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, sinh viên hài lòng nhất với đội ngũ giảng viên (điểm trung bình của tiêu chí được hài lòng nhất là 4 điểm); sau đó là khả năng phục vụ (điểm trung bình của tiêu chí được hài lòng nhất là 3,888 điểm); tiếp đó là cơ sở vật chất (điểm trung bình của tiêu chí được hài lòng nhất là 3,844 điểm) và cuối cùng là chương trình đào tạo (điểm trung bình của tiêu chí được hài lòng nhất là 3,8 điểm).

3.3.1.1. Yếu tố “Đội ngũ giảng viên”

Nhìn chung, sinh viên tương đối hài lòng với yếu tố “Đội ngũ giảng viên”, tất cả các tiêu chí đánh giá đều đạt điểm trung bình trên 3,9 điểm; ngoại trừ tiêu chí “Giảng viên có phương pháp giảng dạy dễ hiểu”.

Qua kết quả điều tra, phỏng vấn sâu có thể thấy, đa số các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có trình độ học vấn cao (49% giảng viên có trình độ TS, 27,9 % giảng viên có trình độ Thạc sĩ; 1% giảng viên đạt chức danh Giáo sư; 22,1% giảng viên đạt chức danh Phó Giáo sư) tuy nhiên phương pháp giảng dạy của giảng viên, theo đánh giá của sinh viên là chưa thực sự cuốn hút.

Bảng 3.4: Thống kê số lượng giảng viên theo trình độ của các Khoa

(Đơn vị tính: người)

Khoa GS.TS PGS.TS TS ThS nhânCử Cử nhânDưới Tổng

Khoa KTCT 1 5 7 3 0 0 16 Khoa KT&KDQT 0 8 7 4 0 0 19 Khoa QTKD 0 5 15 5 0 0 25 Khoa TCNH 0 3 7 6 0 0 16 Khoa KTPT 0 2 10 7 0 0 19 Khoa KT-KT 0 0 5 4 0 0 9 Tổng 1 23 51 29 0 0 104 Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự

Điều này hoàn toàn phù hợp với số liệu sơ cấp mà tác giả đã thu thập được. Cụ thể là, đối với đội ngũ giảng viên, sinh viên hài lòng nhất với tiêu chí “Giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt” (điểm trung bình 4,0984 điểm); tiêu chí “Giảng viên sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy (điểm trung bình đạt 4,0603 điểm); tiêu chí “Giảng viên có thái độ thân thiện với sinh viên” (điểm trung bình đạt 4,0381 điểm). Như vậy, đội ngũ giảng viên có trình độ và kiến thức chuyên môn, sử dụng tốt những phương tiện hỗ trợ công tác giảng dạy và gần gũi, thân thiện với sinh viên. Giảng viên của Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên cùng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết báo, tạp chí; đồng thời còn giúp đỡ sinh viên trong công việc học tập cũng như trong việc tạo dựng môi trường học tập cởi mở, thân thiện.

Ba tiêu chí còn lại cũng được sinh viên đánh giá tương đối cao, với điểm trung bình đều trên 3,9 điểm là “Giảng viên có kinh nghiệm thực tế sâu rộng”; “Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng”; “Giảng viên có sự chuẩn bị bài giảng tốt”.

Tuy nhiên, tiêu chí sinh viên ít hài lòng nhất (với điểm trung bình chỉ đạt 3,4032 điểm, tương đối chênh lệch với các tiêu chí còn lại là tiêu chí “Giảng viên có phương pháp giảng dạy dễ hiểu”). Như vậy, mặc dù có trình độ cao và kiến thức

thực tế sâu rộng, nhưng phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa được sinh viên đánh giá cao. Phương pháp giảng dạy của giảng viên, nhìn chung, sinh viên đánh giá là chưa thực sự cuốn hút, chưa có cơ hội cho sinh viên tham gia vào bài giảng trên lớp.

Nguồn: điều tra của tác giả

Hình 3.4 :Mức độ hài lòng của sinh viên với các tiêu chí của yếu tố “Đội ngũ giảng viên”

Qua điều tra, phỏng vấn sâu; nhiều giảng viên còn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, thụ động; giảng viên trình bày các kiến thức qua các bài giảng dựa vào các giáo trình, sách giáo khoa,…mà không khuyến khích vai trò chủ động của người học là sinh viên; sự thụ động này khiến sinh viên cảm thấy bài giảng trở nên nhàm chán và không thú vị. Hơn nữa, phương pháp giảng dạy chưa sinh động này khiến giảng viên gặp khó khăn trong việc tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong việc tiếp thu nội dung bài giảng.

Vì vậy, để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về yếu tố “Đội ngũ giảng viên” thì điều quan trọng nhất là cần cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên.

3.3.1.2. Yếu tố “Khả năng phục vụ”

Trong yếu tố “Khả năng phục vụ”, sinh viên hài lòng nhất với tiêu chí “Các thông tin trên website của trường được cập nhật đầy đủ”.

Nguồn: điều tra của tác giả

Hình 3.5: Mức độ hài lòng của sinh viên với các tiêu chí của yếu tố “Khả năng phục vụ”

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với thông tin thứ cấp mà tác giả đã thu thập được.

- Từ năm 2011 đến nay, Trường Đại học Kinh tế đã nâng cấp website và xây dựng được 1 hệ thống thông tin, gồm hơn 40 trang thành phần. Hầu hết các đơn vị trong trường đã có website, hoạt động ổn định. Đây chính là những công cụ quan trọng để nhà trường nói chung và các đơn vị nói riêng dùng để truyền thông về đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế đã vận hành và duy trì tốt website bằng tiếng Việt và tiếng Anh đạt trên 100% kế hoạch. Thông tin được cập nhật hàng ngày, đáp ứng được phần lớn nhu cầu thông tin của nhà trường, góp phần đắc lực vào việc quảng bá hình ảnh của trường ra ngoài xã hội; đồng thời phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu và quảng bá hình ảnh của trường.

Từ năm 2012, hoạt động tư vấn tuyển sinh (đại học và sau đại học) đã được triển khai trên hệ thống webiste của Trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà

trường, nhất là cho kỳ thi tuyển sinh Đại học và sau Đại học.

Website của Trường Đại học Kinh tế được đánh giá là website có chỉ số ảnh hưởng và quy mô tác động lớn nhất ĐHQGHN. Tháng 7/2014, website Trường Đại học Kinh tế đã được xếp hạng trong hệ thống webometrics.info của thế giới.

Tuy nhiên, website của Nhà trường còn tồn tại một số hạn chế:

- Một số website thành phần của trường hoạt động chưa thực sự hiệu quả; vẫn còn tình trạng một số website chưa được vận hành thường xuyên, thông tin còn ít.

- Chất lượng thông tin trên hệ thống webiste của toàn trường chưa đồng đều. Bên cạnh đó, 2 tiêu chí còn lại là “Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt” và tiêu chí “Hoạt động tư vấn nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của sinh viên” được sinh viên đánh giá tương đối thấp (với điểm trung bình đều xấp xỉ 3,3 điểm).

Qua kết quả phỏng vấn sâu, đa số các sinh viên đều cho rằng một số cán bộ hành chính chưa có cách thức xử lý công việc hằng ngày, thái độ phục vụ ôn hòa, nhẹ nhàng, hướng dẫn ân cần, chu đáo cho sinh viên. Một số cán bộ còn tỏ thái độ thờ ơ đối với những thắc mắc của sinh viên.

Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, đôi khi, chưa được Nhà trường quan tâm đúng mức. Một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân là do định hướng phát triển Trường theo định hướng đại học nghiên cứu. Công tác hướng nghiệp cho sinh viên hiện nay chưa được chú trọng đúng tầm, nên sinh viên sau khi tốt nghiệp thường phương hướng về nghề nghiệp, và phần lớn ứng viên không tự tin về bản thân và không có kỹ năng xin việc. Hiện nay, Nhà trường vẫn có Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, nhiệm vụ của Trung tâm này là giới thiệu việc làm cho sinh viên đồng thời tư vấn những vấn đề về việc làm và trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên vẫn chưa phát huy tốt vai trò của mình trong việc định hướng và hỗ trợ sinh viên sau khi tốt nghiệp; cũng như chưa có sự gắn kết với các đơn vị khác trong Trường để giúp sinh viên có thể quản lý

nghề nghiệp một cách bài bản và hiệu quả. Thêm vào đó, mảng công tác hướng nghiệp chưa được chú tâm nhiều. Vai trò các trung tâm này hầu như là giới thiệu việc làm và thực hiện các công tác phục vụ công tác của Đoàn thanh niên hay hội sinh viên, hoạt động này hầu như giao cho Đoàn thanh niên phụ trách.

3.3.1.3. Yếu tố “Cơ sở vật chất”

Trong tất cả các tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất của Nhà trường, sinh viên đánh giá cao nhất với phòng học của Nhà trường (điểm trung bình 3,8444 điểm); sinh viên đều đánh giá thấp đối với các tiêu chí còn lại: giáo trình, thư viện, trang thiết bị thực hành, phần mềm Quản lý đào tạo.

Nguồn: điều tra của tác giả

Hình 3.6: Mức độ hài lòng của sinh viên với các tiêu chí của yếu tố “Cơ sở vật chất”

Kết hợp với thông tin thứ cấp về cơ sở vật chất do Phòng Hành chính - Tổng hợp cung cấp; có thể thấy trong lĩnh vực này Nhà trường đã đạt được một số thành tựu như:

Thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 là hiện đại hóa cơ sở vật chất hiện có theo hướng xã hội hóa và đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở mới tại Láng Hòa Lạc, Trường đã chủ động liên kết với các đơn vị để khai thác sử dụng các phòng học ở xã Mỹ Đình (Mỹ Đình), Trường THPT Tư thục Việt Úc Hà Nội (Việt Úc) và Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên thuộc ĐHQGHN (CSS-VNU) làm giảng đường, phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Song song với đó, hàng năm Trường tiến hành cải tạo, đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học với mục tiêu đồng bộ về cơ sở vật chất cũng như hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Cụ thể:

Đến năm 2010, 100% các phòng học của Trường đã được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như thiết bị âm thanh, thiết bị trình chiếu hiện đại gồm màn chiếu, máy chiếu và thiết bị phát wifi. Tại các giảng đường của Trường đều có phòng chờ dành cho giảng viên được trang bị điều hòa, máy tính có truy cập internet, tủ tài liệu, sách, báo… Hệ thống phòng họp, phòng làm việc của Trường cũng được đầu tư cải tạo, nâng cấp thường xuyên cùng các trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Trong đó, đặc biệt Trường đã đầu tư 01 phòng Hội thảo quốc tế (Video Conferencing Room), đáp ứng cho hơn 120 chỗ ngồi với đầy đủ hệ thống thiết bị hội thảo truyền hình gồm các trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế (camera trực tuyến, thiết bị phiên dịch hồng ngoại, hệ thống truyền hình Video Conference, thiết bị trình chiếu, âm thanh...);

Năm 2012, Trường đầu tư xây dựng khu vực phòng học chuẩn (06 phòng) sử dụng cho các lớp chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế được trang bị micro không dây đa kênh; màn chiếu và máy chiếu cố định, điều hòa và hệ thống bàn ghế đạt chuẩn.

Đầu năm 2014, sau khi nhận được mặt bằng (180 m2) tại Nhà 14C, Trường đã 8+động nghiên cứu trong đó có Dự án “Tăng cường nâng cao năng lực nghiên cứu và đào tạo Kinh tế Vĩ Mô” thuộc dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu cơ bản đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và hiện đại hoá”.

Đến nay, Nhà trường có 59 phòng làm việc, 25 phòng học, 04 phòng họp được đặt tại 03 địa điểm gồm 144 Xuân Thủy (54 phòng làm việc, 06 phòng học và

04 phòng họp), giảng đường Việt Úc (04 phòng làm việc và 14 phòng học), giảng đường CSS-VNU (01 phòng làm việc và 05 phòng học). Số lượng và diện tích các phòng học này phù hợp với các quy mô đào tạo hiện nay của Trường, gồm 14 phòng học với sức chứa khoảng 70 sinh viên và 03 phòng học với sức chứa 120 sinh viên, 08 phòng học còn lại với sức chứa trên 30 sinh viên, trong đó có 04 phòng học chuẩn sử dụng cho các lớp hệ CLC và 02 phòng học cho các lớp hệ đào tạo đạt trình độ quốc tế (thuộc Nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN).

Các phòng học của Trường được đầu tư đồng bộ với 100% các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: hệ thống âm thanh có sử dụng micro không dây đa kênh; thiết bị trình chiếu hiện đại gồm màn chiếu và máy chiếu, điều hòa treo tường, thiết bị phát wifi. Tại các giảng đường của Trường đều có phòng chờ giảng dành cho giảng viên và được trang bị điều hòa, máy tính có truy cập internet, tủ tài liệu, sách, báo… Từ năm 2010 đến năm 2013 diện tích sàn sử dụng cho công tác đào tạo cũng như phòng làm việc không ngừng được cải thiện, hàng năm nhà trường đầu tư kinh phí cho việc sửa chữa, cải tạo cho các phòng làm việc, phòng học với tiến độ luôn được đẩy nhanh và kịp thời phục vụ các chương trình đào tạo của Nhà trường.

Bảng 3.5. Số liệu về cơ sở vật chất giai đoạn từ 2011-2015 Stt Chỉ tiêu Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Năm học 2014- 2015 I Số phòng sử dụng (phòng) 83 83 87 85 89 1.1 Phòng học, giảng đường 29 29 24 24 25 Liên kết sử dụng 26 26 18 18 19 Mỹ Đình 14 14 0 0 0 Việt Úc 12 12 13 13 14 CSS-VNU

Của Trường (Nhà E4)

0 3 0 3 5 6 5 6 5 6 1.2 Phòng làm việc 50 50 58 56 59 Liên kết sử dụng 10 10 7 5 5 Mỹ Đình 6 6 0 0 0 Việt Úc 4 4 6 4 4 CSS-VNU

Của Trường (Nhà E4)

0 40 0 40 1 51 1 51 1 54 1.3 Phòng họp 3 3 4 4 4 1.4 Phòng máy thực hành 1 1 1 1 1 Liên kết sử dụng Của Trường (Nhà G2) 01 01 01 01 01 II Diện tích mặt bằng (m2) 2.1 Của Trường 4.388 4.388 4.948 4.948 6.048 2.2 Liên kết sử dụng 3.138 3.138 2.230 2.230 2.484 Chiếm % 41,7 41,7 31 31 29 Mỹ Đình 1.378 1.378 0 0 0 Việt Úc 1.760 1.760 1.760 1.760 2.014 CSS-VNU 0 0 470 470 470 Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ sở vật chất của Nhà trường còn tồn tại nhiều hạn chế:

- Trường Đại học Kinh tế là đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, do đó được sử dụng chung cơ sở vật chất với các đơn vị đào tạo khác trong toàn ĐHQGHN như: Trung tâm Thông tin thư viện, Trung tâm Giáo dục thể chất và thể thao,… Tuy vậy việc đồng bộ và hiện đại về cơ sở vật chất không được chủ động. Trong thời

gian chờ chuyển đổi lên Hòa Lạc việc xây mới tại 144 Xuân Thủy không được thực hiện nên rất khó khăn về quỹ giảng đường và phòng làm việc cho cán bộ.

- Thư viện hiện nay của Trường chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn thư viện hiện có của Việt Nam cũng như thế giới. Trường hiện chưa có thư viện điện tử dùng riêng mà mới chỉ có thư viện điện tử dùng chung với Đại học Quốc gia Hà Nội, và chưa đáp ứng được nhu cầu truy cập; số bản tài liệu/sinh viên cũng rất thấp, nguồn tài liệu điện tử nghèo nàn chính là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học chưa đạt được như kỳ vọng.

- Ngân sách hạn chế được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.

Do nguồn ngân sách, kinh phí đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất hạn hẹp, diện tích mặt bằng quy mô nhỏ, thuê ngoài nhiều.

- Cơ sở vật chất còn khó khăn, hiện nay việc đầu tư xây dựng và mua sắm còn gặp nhiều hạn chế.

3.3.1.4. Yếu tố “Chương trình đào tạo”

Tất cả các tiêu chí của “Chương trình đào tạo” sinh viên đều đánh giá mức độ hài lòng với điểm số < 4 điểm; trong đó chỉ có tiêu chí “Chương trình đào tạo cung

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng của Sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w