6. Cấu trúc của luận án
1.2.3 Các nghiên cứ về tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu
bình đẳng thu nhập
Trực tiếp liên quan tới đề tài, nghiên cứu của Lê Quốc Hội và Chu Minh Hội [46] là công trình đầu tiên phân tích dữ liệu bảng theo cấp tỉnh từ 2002-2008, sử dụng phương pháp mô hình hiệu ứng cố định (fixed effect) và hiệu ứng ngẫu nhiên (random effect). Nghiên cứu ban đầu đưa ra những căn cứ cho thấy phát triển tài chính có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong Lê Quốc Hội và Chu Minh Hội [45] khi phân tích dữ liệu tương tự với phương pháp hồi quy vững (Robust). Mặc dù vậy, trong cả hai nghiên cứu nói trên, có hạn chế là phạm vi nghiên cứu mới dừng lại trong giai đoạn 2002-2008. Hơn nữa, các biến đại diện cho phát triển tài chính ở cả hai nghiên cứu này được xây dựng dựa trên dữ liệu về số lượng công ty tài chính, tài sản và doanh thu của công ty tài chính, trong khi đó ở Việt Nam thị trường tài chính lại chủ yếu dự vào hệ thống ngân hàng. Do đó, các chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển tài chính chưa thực sự phản ánh đầy đủ các chiều cạnh phát triển của thị trường tài chính dựa vào ngân hàng. Ngoài ra, các kỹ thuật ước lượng chưa hoàn toàn khắc phục được các khuyết tật có thể có trong mô hình định lượng, điều dẫn tới các kết luận có thể chưa hoàn toàn vững chắc. Việc sử dụng một bộ dữ liệu có tính đại diện cao hơn và phạm vi thời gian của nghiên cứu dài hơn có thể sẽ giải quyết triệt để hơn câu hỏi và giả thuyết của nghiên cứu về tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập.