6. Cấu trúc của luận án
3.1.1 Khái lược quá trình phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Một cách chính thức, hệ thống ngân hàng đã hình thành ở miền Bắc Việt Nam từ những năm 1950 với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với các nhiệm vụ chính gồm: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất (website NHNN). Đến năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế, hướng vào cải thiện tính hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng vào tháng 5/1990 với nội dung chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp (one-tier) sang hệ thống hai cấp (two-tier) đã khởi nguồn cho việc hình thành và phát triển hệ thống NHTM và hệ thống tài chính nói cung của Việt Nam về sau. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi đã tách biệt được chức
chức năng quản lý của NHNN với chức năng kinh doanh của các định chế tài chính, ngân hàng và phi ngân hàng.
Từ nửa sau thập niên 1990 trở đi, hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung đã phát triển không ngừng cả về cấu trúc và quy mô, thực hiện vai trò kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Sang năm 1991, hệ thống đã có 9 ngân hàng, bao gồm 4 ngân hàng có vốn nhà nước, 4 NHTM cổ phần, và 1 ngân hàng liên doanh. Chỉ trong vòng 5 năm, hệ thống đã có tổng 56 NHTM cổ phần nội địa, trong đó có 48 NHTM cổ phần (Bảng 3.1). Số lượng các NHTM đã giảm xuống trong vài năm trở lại đây do thực tiễn đòi hỏi việc tái cấu trúc, bao gồm việc sáp nhập và thay đổi cơ cấu quản trị của nhiều ngân hàng yếu kém. Đến năm 2016, hệ thống có 7 NHTM nhà nước, 28 NHTM cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh và 6 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Bảng 3.1: Số lượng NHTM ở Việt Nam giai đoạn 1991-2013 Ngân hàng 1991 1995 2001 2005 2010 2011 2013 2015 2016
Thương mại nhà nước 4 4 5 5 6 6 5 5 5
Thương mại cổ phần 4 48 39 37 37 37 35 33 28
Liên doanh 1 4 4 4 5 5 4 4 2
100% vốn nước ngoài - - - - 5 5 5 5 6
Nguồn: Báo cáo Thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2013(VCCI, [17]), Ngân hàng nhà nước, và tổng hợp của tác giả
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao trong suốt thập kỷ đầu của thế kỷ XXI chủ yếu là nhờ vào sử mở rộng cấu trúc và quy mô của hệ thống NHTM (Hình 3.1). Tuy vậy, tín dụng từ năm 2011 đến nay giảm giảm cũng một phần chính là do sự phát triển quá nhanh của khu vực này đã đến thời kỳ suy giảm. Quá trình hội nhập mang lại những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của hệ thống
NHTM giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động chung của khu vực doanh nghiệp. Xu hướng giảm xuống của hai chỉ số này sau năm 2010 là hệ quả tất yếu khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và tăng trưởng tín dụng cũng giảm rất mạnh.
60% 53.89% 50% 40% 30% 20% 14.33% 10% 0% 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Credit growth (trục trái) GDP growth (trục phải)
20% 18% 16% 14% 12% 10% 8% 6% 4% 2% 0%
Hình 3.1: Tăng trưởng tín dụng và GDP giai đoạn 2000-2016
Nguồn: Báo cáo Thường niên của NHNN và tổng hợp của tác giả Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động của các TCTD ở Việt Nam được cho là có chiều hướng suy giảm sau năm 2008, như nghiên cứu của Đoàn Việt Dũng và Phạm Xuân Nam [2]. Do đó, yêu cầu cơ cấu lại dưới góc độ quản lý nhà nước cũng được đặt ra và trên thực tế Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012. Đến cuối 2013, 9 NHTM được chỉ định tái cấu trúc đã hoàn thành xong phần cơ bản.