Các kết luận chung

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 113 - 114)

6. Cấu trúc của luận án

3.5.1 Các kết luận chung

Dựa trên các khung khổ lý thuyết nền tảng, tác giả luận án đã phân tích thực tế tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng tại Việt Nam thông qua các phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng. Theo đó, bốn kênh tác động được phân tích, gồm kênh thu nhập, kênh tăng trưởng, kênh đầu tư và kênh thương mại lần lượt được phân tích với các bằng cứ thực nghiệm đáng tin cậy. Cụ thể hơn các kết quả như sau:

Thứ nhất, phân tích theo cả bốn kênh tác động đều cho kết luận chung là phát triển tài chính ở Việt Nam làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Trong số những người tham gia thị trường tài chính với vai trò của bên cho vay (thông qua gửi tiết kiệm) thuộc nhóm giàu nhất, nhưng nhóm nghèo nhất không chiếm đa số trong những người đi vay trên thị trường tài chính. Sự mở rộng thị trường tín dụng có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, khu vực đô thị - là các nhóm ngành và khu vực ít thâm dụng lao động hơn so với nhóm ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn. Đầu tư và thương mại được mở rộng tạo ra sinh kế và việc làm cho nhiều người hơn, nhưng nhóm hưởng lợi lớn nhất là nhóm giàu nhất chứ không phải nhóm nghèo.

Thứ hai, ước lượng và kiểm định tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập thông qua xây dựng mô hình định lượng và sử dụng dữ liệu cấp tỉnh trong giai đoạn 2002-2012 đã khẳng định phát triển tài chính ở Việt Nam làm gia tăng hệ số Gini theo thu nhập. Trong giới hạn của dữ liệu nghiên cứu, tác gia chưa tìm thấy bằng chứng về ngưỡng của phát triển tài chính mà sau đó có thể có tác động làm giảm bất bình đẳng thu nhập, hay nói cách khác không có bằng chứng ủng hộ giả thuyết phi tuyến của Greenwood và Jovanovic.

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w