Mô hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 104 - 106)

6. Cấu trúc của luận án

3.4.1Mô hình thực nghiệm

Sử dụng dữ liệu bảng theo cấp tỉnh và lấy gợi ý từ các nghiên cứu như của Liang [84, 85], Bittencourt [41], tác giả luận án xây dựng phương trình ước lượng sau đây.

, = + . , + . , + . , + + , , với j>3 (1)

Trong phương trình này:

+ Gini là hệ số Gini, lấy giá trị từ 0 đến 1 biểu thị mức độ bất bình đẳng tăng dần;

+ FD là ký hiệu biểu thị mức độ phát triển tài chính. Trong giới hạn của luận án này, FD được đại diện bởi hai đại lượng với cách tính tương ứng như sau:

= _ ℎ = ư ợí í í 100%100%

Trên thực tế, không có nguồn thu thập dữ liệu về dư nợ tín dụng cho đầy đủ các tỉnh/thành phố trong suốt giai đoạn 2002-2012 mà chỉ có dữ liệu dự nợ của cả nước; nhưng theo Bittencourt [41], nếu có sẵn số liệu về chỉ tiêu GDP tạo ra bởi ngành tài chính – ngân hàng của từng tỉnh/thành phố, thì có thể ước tính được dư nợ tín dụng cho từng tỉnh và thành phố, và sau đó tính được giá trị của biến Pcredit. Trong luận án này, tác giả cũng vận dụng theo phương pháp của Bittencourt. Tương tự, cũng không có dữ liệu thống kê chính thức về dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp phân loại theo khu vực kinh tế, nhưng có thể ước lượng dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp do TCTK. Trong luận án, tác giả cũng sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp và vận dụng phương pháp của Newman và O’tool [92] để ước tính Pcredit_share;

+ X là tập hợp các biến giải thích khác. Trong đó, GDP (giá so sánh 1994) đầu người – Rgdppc là để xem tăng trưởng và trình độ kinh tế có quan hệ với bất bình đẳng theo hướng nào; Edu đại diện cho trình độ vốn con người (dại diện bởi số năm đi học bình quân chủ hộ); Inf là biến lạm phát, phản ánh quan hệ giữa biến động kinh tế với phân phối thu nhập; tradeop là biến phản ánh độ mở thương mại ở góc nhìn vĩ mô (% của tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu /GDP) hay dotrateop (% của tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ/GDP) biểu thị độ mở thương mại ở góc nhìn vi mô. Độ mở thương mại càng lớn kỳ vọng tạo ra cơ hội sinh kế đa dạng cho mọi thành phần kinh tế, có tác động mạnh tới tăng trưởng nói chung và thu nhập của từng nhóm xã hội.

Ngoài ra, tác giả cũng đưa các biến phản ánh môi trường chính sách vĩ mô khác, như chính sách tài khóa (CSTK), thông qua biến quy mô chi tiêu chính phủ

vọng biến này phản ánh sự tái phân phối thu nhập quốc dân; đầu tư của khu vực KTTT – Pinv (đầu tư của KTTN/GDP) có thể làm gia tăng bất bình đẳng bởi nó gây ra sự chênh lệch thu nhập giữa người lao động và người sử dụng lao động. Biến Finv phản ánh quy mô đầu tư của khu vực FDI với kỳ vọng sẽ có hiệu ứng làm giảm bất bình đẳng thu nhập, bởi khu vực này chủ yếu sử dụng công nghệ thấp, giải quyết lao động phổ thông nhưng không gây ra sự chênh lệch giữa người lao động và người sử dụng lao động trong lòng một quốc gia.

Cũng trong phương trình (1), là hiệu ứng cố định, không thay đổi theo thời gian, biểu thị tính đặc thù của từng địa phương; còn ,

là thành phần ngẫu nghiên không quan sát được.

Phương trình (1) để kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa phát triển tài chính và bất bình đẳng thu nhập theo các lý thuyết của Galor & Zeira [52], và Banerjee and Newman. Chúng tôi cũng thực hiện các ước lượng nhằm xem xét khả năng tồn tại mối quan hệ phi tuyến dạng hình U ngược theo lý thuyết của Greenwood & Jovanovic; phương trình 1 khi đó được bổ sung thêm biến bình phương của biến FD, ký hiệu là sqFD.

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 104 - 106)