Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 57 - 59)

6. Cấu trúc của luận án

2.4.2 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế cũng có thể coi là kênh tác động trực tiếp của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập, nhưng được xem xét từ khía cạnh vĩ mô. Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), một nền kinh tế quốc dân thành 05 khu vực thể chế (KVTC), gồm: KVTC tài chính, KVTC phi tài chính, KVTC vô vi lợi, KVTC hộ (gia đình), và KVTC quản lý nhà nước. Trong quan hệ giữa các KVTC, cụ thể hơn là giới hạn trong quan hệ của KHTC tài chính, KVTC phi tài chính và KVTC hộ, sẽ được xem xét qua tương tác như sau: i) khu vực hộ cung ứng lao động cho khu vực phi tài chính và nhận tiền lương (thu nhập); ii) hộ sử dụng một phần thu nhập vào tiêu dùng và một phần là khoản tiết kiệm trên khu vực tài chính; và iii) khu vực phi tài chính huy động vốn đầu tư từ khu vực tài chính. Như vậy, thông qua khu vực tài chính, tương tác giữa khu vực hộ và

khu vực phi tài chính là qua hệ trao đổi lao động, hàng hóa và phân bổ vốn tài chính.

Cũng theo cách phân tổ các KVTC nêu trên, tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng kết hợp của 05 KVTC này. Khu vực hộ bao gồm đơn vị tiêu dùng, nhưng hộ có thể được phân loại vào KVTC tài chính nếu họ cung cấp dịch vụ tài chính, và vào KVTC phi tài chính nếu là hộ sản xuất, kinh doanh khác. Xét riêng trong khu vực hộ, thu nhập của các đơn vị thể chế khác nhau (các hộ khác nhau) sẽ khác nhau và chịu tác động của phát triển tài chính. Vì các đơn vị thể chế có khả năng tiếp cận KVTC tài chính ở mức độ khác nhau, nên thu nhập tạo ra được của hộ nhờ sự tiếp cận này là khác nhau. Các đơn vị thể chế có thu nhập cao nhiều khả năng tiếp cận được KVTC tài chính hơn, do đó tăng trưởng thu nhập của các đơn vị thể chế này sẽ cao hơn so với các đơn vị thể chế khác. Sự khác biệt về khả năng tiếp cận KVTC tài chính của các đơn thị chể chế cụ thể dẫn tới tăng trưởng thu nhập trong một KVTC là khác nhau, và gây ra sự không đồng đều về thu nhập.

Kênh tác động này cũng có thể được nhìn nhận theo góc độ quan hệ lao động – tiền lương theo cấu trúc ngành. Cụ thể hơn, theo cách tiếp cận từ phía tổng cung, coi nền kinh tế là tổng thể của các ngành kinh tế khác nhau, chẳng hạn theo ba nhóm ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Khi đó, tăng trưởng kinh tế chung sẽ có sự đóng góp từ tăng trưởng của ba nhóm ngành này. Tại một thời điểm, năng suất lao động (và theo đó là tiền lương/thu nhập) của lao động trong từng nhóm ngành được xác định, và với một giả định hợp lý chẳng hạn thu nhập bình quân trong nhóm ngành dịch vụ là cao nhất, và trong nhóm ngành nông nghiệp là thấp nhất, sẽ cấu thành một mức độ bất bình đẳng. Nếu không xảy ra chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động không đổi (hoặc thay đổi với tốc độ tương đương giữa các nhóm ngành), thì mức độ bất bình đẳng sẽ không đổi. Bây giờ, một giả định tiếp theo là hoạt động của thị trường tài chính dẫn tới việc phân bổ vốn đầu tư vào các ngành là khác nhau, chẳng hạn tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng cho

nhóm ngành dịch vụ là cao nhất và cho nhóm ngành nông nghiệp là thấp nhất. Kết quả là, hiệu quả hoạt động kéo theo đó là năng suất lao động và thu nhập của nhóm ngành dịch vụ tăng nhanh hơn so với các nhóm ngành còn lại. Sau một chu kỳ đầu tư, GDP của toàn nền kinh tế tăng lên, nhưng tăng trưởng GDP của từng nhóm ngành là khác nhau, dẫn tới mức độ bất bình đẳng cũng tăng lên, và ngược lại.

Một cách khái quát hơn, nếu như tăng trưởng kinh tế, nhờ tác động của phát triển tài chính, thúc đẩy tỷ lệ lao động có việc làm cao cùng với sự phân tán khoảng cách tiền lương thấp trong nền kinh tế giữa, thì tăng trưởng sẽ giúp làm giảm khoảng cách thu nhập. Ngược lại, nếu một sự tăng trưởng, vẫn nhờ tác động của phát triển tài chính, xảy ra nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao và tồn tại khoảng cách lớn trong tiền lương giữa các lao động khác nhau về trình độ giáo dục, ngành nghề, thì kết quả của tăng trưởng kinh tế sẽ làm gia tăng bất bình đẳng.

Đối với các nước đang phát triển, nếu phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cách thức làm tăng đáng kể cơ hội việc làm cho người lao động trong khu vực sử dụng nhiều lao động và khu vực sản xuất đòi hỏi kỹ năng thấp, và/hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ở các vùng, địa phương kém phát triển, thì thông qua tăng trưởng phát triển tài chính có thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập, ít nhất là bất bình đẳng tương đối. Ngược lại, nếu phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thúc đẩy tăng trưởng

các ngành công nghệ cao, dịch vụ chuyên môn và dịch vụ cao cấp, đòi hỏi lao động kỹ năng cao nhưng tạo ra số việc làm ít, và/hoặc chủ yếu thúc đẩy kinh tế ở các vùng, địa phương đã có ưu thế cho tăng trưởng, thì thông qua tăng trưởng phát triển tài chính sẽ làm gia tăng khoảng cách thu nhập theo cơ cấu ngành nghề và vùng, miền.

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w