6. Cấu trúc của luận án
2.2.3 Đo lường bất bình đẳng thu nhập
Có nhiều thước đo, nhưng đo phổ biến và thường được sử dụng nhiều nhất là hệ số Gini được tính theo công thức sau:
=1− ( − )( + )
Trong đó, Fi là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i; và Yi là phần trăm cộng dồn thu nhập đến người thứ i. Hệ số Gini có thể biểu diễn dưới dạng biểu đồ của đường cong Lorenze, chẳng hạn cho năm 2012 của Việt Nam như trong Hình 2.1, trong đó trục Y (trục tung, thẳng đứng) biểu thị phân phối dân số, trục X (trục hoành, nằm ngang) biểu thị phân phối thu nhập. Thu nhập tính theo giá hiện hành năm 2012. Theo Hình 2.1, nhóm 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm có hơn 5% tổng thu nhập, trong khi nhóm 20% dân số giàu nhất chiếm những gần 48% thu nhập của toàn bộ dân số. Khi đó, hệ số Gini có thể tính được bằng diện tích nằm phía dưới đường cong Lorenze chia diện tích của tam giác tạo thành bởi đường bình đẳng tuyệt đối và hai trục Y, X.
100% 80% 80% 60% 60% 52.17% 40% 40% 29.95% 20% 20% 14.95% 0% 5.11% 0.00% 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Equality Lorenze curve
Hình 2.1: Đường cong Lorenze thu nhập ở Việt Nam năm 2012
Bên cạnh hệ số Gini, hai thước đo khác được dùng để biểu thị bất bình đẳng là: (i) Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất, được tính bằng tổng thu nhập (hoặc thu nhập bình quân) của nhóm ngũ phân vị thứ 5 chia cho tổng thu nhập (hoặc thu nhập bình quân) của nhóm ngũ phân vị thứ nhất; và (ii) Tiêu chuẩn 40% của WB cũng được xem là các thước đo cho