Giả thuyết tuyến tính

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 50 - 52)

6. Cấu trúc của luận án

2.3.2 Giả thuyết tuyến tính

Giả định trong một nền kinh tế bao gồm các thế hệ chồng (gối) nhau (overlapping generation), có hai khu vực sản suất một sản phẩm đơn nhất: khu vực kỹ năng thấp (sử dụng lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng thấp, và khu vực kỹ năng cao (sử dụng lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao). Trong nền kinh tế này, mỗi cá thể sống qua hai giai đoạn, sở hữu một lượng thu nhập là tài sản thừa kế từ thế hệ trước để lại, và có hai lựa chọn nghề nghiệp: hoặc làm việc trong cải 2 giai đoạn trong khu vực kỹ năng thấp, hoặc chỉ làm việc trong khu vực kỹ năng cao ở giai đoạn thứ 2 với điều kiện đã đầu tư vốn con người trong giai đoạn 1. Nếu một cá thể lựa chọn chỉ làm việc khu vực vực kỹ năng cao ở giai đoạn 2, tổng thu nhập của họ trừ đi chi phí đầu tư vốn con người

giai đoạn 1 sẽ vẫn lớn hơn so với lựa chọn làm việc ở khu vực kỹ năng thấp trong cả hai giai đoạn của vòng đời. Tuy nhiên, đầu tư vào vốn con người là bất khả phân (indivisible investment), nên muốn đầu tư vốn con người các cá thể buộc phải nắm giữ một lượng thu nhập đủ lớn, hoặc là họ phải đi vay trên thị trường tài chính. Nhưng thị trường tài chính không hoàn hảo, nên một cá thể khi vay vốn tín dụng sẽ phải trả lãi suất và chi phí giao dịch; đây là các chi phí có thể khiến tổng thu nhập của việc đầu tư vốn con người và làm việc trong khu vực kỹ năng cao không còn lớn hơn so với làm việc trong khu vực kỹ năng thấp nữa. Vì thế, hành vi tối đa hóa lợi ích sẽ dẫn tới sự quyết định của lựa chọn nghề nghiệp cũng như quyết định vay tín dụng của mỗi cá thể.

Các cá thể lựa chọn làm việc trong khu vực kỹ năng thấp sẽ có thu nhập thấp và do đó để lại tài sản thừa kế cho thế hệ sau thấp; các cá thể lựa chọn làm

việc trong khu vực kỹ năng cao sẽ có thu nhập cao hơn, và sẽ để lại tài sản thừa kế lớn hơn. Theo cách đó, phân phối thu nhập (tài sản) trong dân số tại điểm bắt đầu của một thế hệ kế tiếp đã tồn tại sự chênh lệch về lượng tài sản nắm giữ, và tương tự là các thế hệ sau đó với xu hướng khoảng cách giữa những cá thể làm trong khu vực kỹ năng thấp và kỹ năng cao ngày một lớn dần. Tuy nhiên, nếu như thị trường tài chính phát triển tới mức xóa nhòa các chi phí giao dịch và lãi suất, và cho phép nhóm nghèo hơn tự do vay vốn để đầu tư vốn con người và sau đó làm việc trong khu vực kỹ năng cao, thì khoảng cách thu nhập trong nền kinh tế sau một số thế hệ sẽ bắt đầu giảm xuống. Từ các lập luận đó, lý thuyết này dự báo quan hệ tuyến tính ngược chiều giữa phát triển tài chính và bất bình đẳng thu nhập. Luận giả cụ thể hơn dựa trên mô hình toán học hóa được trình bày trong Phụ lục 2.2.

Giả thuyết tuyến tính về tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập cũng có thể được giải thích qua cơ chế trong một nền kinh tế giả định như sau. Trong một nền kinh tế có khu vực sản xuất một sản phẩm đơn nhất, có các thế hệ gối nhau và cũng xem xét phân phối tài sản thừa kế của các cá nhân tại thế hệ đầu tiên. Mỗi cá nhân có ba lựa chọn nghề nghiệp, bao gồm: (i) lao động làm công ăn lương (wage laborer); hoặc (ii) tự làm cho chính mình (self-employed); hoặc (iii) làm nhà doanh nghiệp (enterpreneur). Lựa chọn đầu tiên không đòi hỏi phải thực hiện một dự án đầu tư bất khả phân nào, trong khi hai lựa chọn còn lại có yêu cầu này. Tuy nhiên, do thị trường vốn không hoàn hảo, chỉ những người giàu có hoặc có khả năng vay vốn mới có thể thực hiện lựa chọn nghề nghiệp thứ hai và ba. Vì thế, sự khác biệt trong phân phối tài sản ở thế hệ đầu tiên là một nhân tố quyết định tình trạng bất bình đẳng ban đầu. Vì thế, mô hình này dự báo trong các nền kinh tế có thị trường tín dụng kém phát triển, nhóm người có mức tài sản thấp sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn đề đầu tư, nên chỉ có thể làm công ăn lương. Khi đó, bất bình đẳng thu nhập sẽ cao. Tuy vậy, quốc gia nào có thể phát triển một thị trường tín dụng đủ lớn để mọi cá nhân có khả năng tiếp cận vốn vay thì có thể làm giảm mức độ bất bình đẳng về thu nhập.

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w