Kinh nghiệp từ mô hình Ngân hàng Grameen tại Băng-la-đét

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 74 - 76)

6. Cấu trúc của luận án

2.6.3 Kinh nghiệp từ mô hình Ngân hàng Grameen tại Băng-la-đét

Tại Băng-la-đét vào năm 1974, một mô hình ngân hàng có tên gọi Ngân hàng Grameen theo sáng kiến của Muhammad Yunus được hình thành hướng tới cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho những hộ gia đình và cá nhân nghèo nhất nhằm nâng cao thu nhập của nhóm này thông qua việc giúp họ tự tạo việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp tràn lan ở khu vực nông thôn của nước này (theo Grameen Bank [132]). Mô hình này có đặc điểm nổi bật là cơ chế cho vay theo

nhóm (group-based) hay có thể được gọi là cơ chế “nhóm tự quản” trong đó lấy những người có cùng hoàn cảnh tham gia cùng một nhóm để cùng chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia giao dịch với ngân hàng. Một nhóm thường gồm 5 thành viên; họ cùng giám sát và quản lý lẫn nhau nhằm làm giảm các rủi ro liên quan tới thông tin không cân xứng giữa ngân hàng và hộ gia đình.

Về phía ngân hàng, mỗi tuần họ cử nhân viên tư vấn gặp khoảng 7 đến 8 nhóm khách hàng và đóng vai trò là nhân tố trung gian giữa các thành viên của nhóm. Các nhân viên tư vấn chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính, cách tạo cơ hội sinh kế và phương pháp lập kế hoạch sử dụng vốn, chi tiêu hàng ngày. Trong cơ chế vay theo nhóm như vậy, nếu một thành viên không thể trả nợ thì các thành viên còn lại sẽ không thể được Ngân hàng Grameen cấp tín dụng. Vì vậy, người đi vay sẽ phải nỗ lực làm việc để trả nợ, và các thành viên trong nhóm đều khuyến khích các thành viên khác tuân thủ hợp đồng tín dụng. Cũng vì vậy mà tỷ lệ thu hồi nợ của Ngân hàng Grameen rất cao.

Mô hình Ngân hàng Grameen sau đó được nhân rộng ở nhiều nơi tại Băng- la-đét, và đến năm 1983 nước này đã quyết định chuyển đổi ngân hàng này thành một ngân hàng độc lập với một chế độ sở hữu đặc biệt: 90% thuộc sở hữu của người nghèo và 10% của nhà nước. Đến năm 2012, Ngân hàng Grameen có gần 8,4 triệu thành viên, hầu hết là nữ giới (chiếm hơn 96%); phạm vi cung hoạt động trải rộng trên hơn 81% số làng - xã trên toàn quốc (Grameen Bank [133]); họ có tới 2.567 chi nhánh và hơn 14 nghìn trung tâm hoạt động. Các đối được Ngân hàng Grameen cấp tín dụng rất đa dạng, bao gồm: người nghèo vay nhằm phục hồi thu nhập; người nghèo vay mua nhà ở; sinh viên vay để chi trả cho học phí, chi phí thực phẩm, văn phòng phẩm, ăn và ở với lãi suất 0% trong thời gian học tập; và các đối tượng rất nghèo như người tàn tật, mù lòa hoặc sức khỏe kém với lãi suất 0%. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng cho vay các đối tượng vay là doanh nghiệp siêu nhỏ, gồm cấp vốn cho hoạt động cửa hàng bán lẻ, mua xe tải nhỏ, phát triển dịch vụ viễn thông đến với các công đồng nghèo. Ước tính đến cuối năm 2010, tổng tín dụng tích lũy ngân hàng Grameen đã cấp cho người vay

đạt hơn 10 tỷ USD. Một trong các yếu tố tạo nên sự thành công của mô hình Ngân hàng Grameen là ngân hàng này theo đuổi mục tiêu phi lợi nhuận, hướng tới nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nghèo và người yếu thế, nên ngân hàng này được miễn thuế trong suốt quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w