Tác động thông qua kênh đầu tư và thương mại

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 100 - 104)

6. Cấu trúc của luận án

3.3.3 Tác động thông qua kênh đầu tư và thương mại

Tác động tích cực của phát triển tài chính đến đầu tư toàn xã hội nói chung ở Việt Nam đã được chứng minh các các nghiên cứu thực nghiệm, trong đó có nghiên cứu của Newman và O’Tool [92] hay của Trang và Quyên [10]. Nếu nhờ một sự tác động như thế, đầu tư trong nền kinh tế dẫn tới tỷ trọng đầu tư cho ngành thâm dụng lao động kỹ năng thấp tăng lên và tỷ trọng đầu tư cho ngành thâm dụng vốn và lao động kỹ năng cao giảm xuống, coi những yếu tố khác không thay đổi, thì sau một thời kỳ, bất bình đẳng thu nhập có thể giảm xuống. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam đến nay cho thấy xu hướng đầu tư không diễn ra theo cách như vậy. Chẳng hạn, khu vực KTNN, mặc dù không thâm dụng lao động kỹ năng cao nhưng có thể nói là thâm dụng vốn rất lớn, chỉ giải quyết khoảng 10% việc làm trên cả nước, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng đầu tư toàn xã hội (Hình 3.9), trong đó chắc chắc có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nguồn tín dụng trên thị trường tài chính.

Các tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước thường nắm ưu thế sở hữu các lĩnh vực kinh doanh độc quyền, như điện, nước, xăng dầu, tài nguyên khoáng sản, hay quyền khai thác và sử dụng những quỹ đất đai có giá trị thương mại cao, cũng chắc chắn kèm theo đó là những mối quan hệ chính trị với các NHTM có vốn nhà nước, nên có thể dễ dàng huy động các khoản tín dụng lớn để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình. Các hoạt động này có thể có hiệu ứng lan tỏa tới khu vực KTTN, thậm chí tới các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn tín dụng để kinh doanh, nhưng các hiệu ứng đó không thể đủ lớn để thu hẹp khoảng cách thu nhập của người lao động trong khu vực nhà nước và trong khu vực tư nhân.

90% 90 80% 80 70% 70 60% 60 50% 50 40% 40 30% 30 20% 20 10% 10 0% 0 1995 1998 2000 2003 2005 2008 2010 2012

GDP - KV FDI GDP - KV tư nhân GDP - KV nhà nước LĐ-KV nhà nước LĐ-KV tư nhân LĐ-KV FDI

Ghi chú: Tỷ trọng lao động của KV tư nhân từ 1995-1999 bao gồm phần lao động làm việc trong KV FDI

Hình 3.9: Cơ cấu GDP và lao động theo thành phần kinh tế Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám Thống kê.

Về đầu tư của khu vực KTTN, mặc dù giải quyết phần lớn việc làm cho toàn nền kinh tế và hầu hết là lao động kỹ năng thấp và là khu vực hấp thụ tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất, nhưng sự phân bổ tín dụng không đồng đều giữa các ngành nghề trong nội khu vực này có thể giải thích cho tác động làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Hơn nữa, quan hệ sản xuất trong khu vực tư nhân là giữa phần đông người lao động và số ít người tuyển dụng lao động, nên việc tăng cường đầu tư tư nhân có thể cũng gây ra bất bình đằng thu nhập giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nghiên cứu thực nghiệm của Chu Minh Hội [5] trong giai đoạn 2002-2012 cung cấp thêm minh chứng cho nhận định này. Về đầu tư của khu vực FDI, khu vực này cũng chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, nhưng mức thu nhập bình quân cao hơn so với khu vực phi chính thức, và không xảy ra vấn đề khoảng cách thu nhập giữa người lao động và người sử dụng lao động (vì chủ doanh nghiệp là người nước ngoài), nên có thể kỳ vọng tăng cường vốn FDI trong nền kinh tế sẽ có hiệu ứng làm giảm bất bình đẳng. Một nghiên cứu thực nghiệm do Chu Minh Hội và Đồng Ngọc [6] thực hiện trong giai đoạn 2002-2012 đã đưa ra những căn cứ thực chứng giúp tác giả luận án củng cố thêm luận điểm nêu trên.

160% 10.00 140% 120% 9.50 100% 9.00 80% 60% 8.50 40% 20% 8.00 0% 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

retailpc ToCredit Pcredit Tradeop

Hình 3.10: Tương quan giữa độ sâu tài chính và độ mở thương mại Nguồn: WB, TCTK và xử lý của tác giả

Về kênh tác động thông qua thương mại, theo nhận thức của tác giả, hiện chưa có các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mức độ tác động của phát triển tài chính đến thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở cấp độ liên quốc gia trong số những nước đang phát triển, chẳng hạn như của Asongu [32] chỉ ra rằng các nước thu nhập thấp hưởng lợi từ sự phát triển của hoạt động thương mại nhờ tác động của phát triển tài chỉnh. Hay như nghiên cứu của Pham [104] với mẫu là các nước đang phát triển ở châu Á từ năm 1994 đến 2008, bao gồm cả Việt Nam, cũng kết luận phát triển tài chính có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy các hoạt động thương mại. Tương quan giữa độ sâu tài chính và doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ bình quân đầu người (Retail, triệu đồng), hay độ mở thương mại (Tradeope – tỷ lệ % của tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu so với GDP) như minh họa trong Hình 3.9 củng cố thêm cho nhận định về sự tác động tích cực của phát triển tài chính đến hoạt động thương mại ở Việt Nam, trong đó sự tương quan trong giai đoạn đến trước năm 2011 là rất chắt chẽ.

n lẻ / đ ầu n i g h iệ n n h ) L n (d o an h t h u 10.5 10 9.5 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 0.34 0.36 0.38 0.4 0.42 0.44

Hệ số Gini theo thu nhập

Hình 3.11: Độ mở thương mại và bất bình đẳng thu nhập (1993-2012) Nguồn: Xử lý của tác giả từ số liệu của TCTK

Cũng giống như tác động thông qua đầu tư, nhờ sự thúc đẩy của phát triển tài chính, lĩnh vực thương mại của Việt Nam phát triển nhanh chóng nhưng qua đó có thể đã tăng cường bất bình đẳng thu nhập chung. Một cách trực quan, tác giả luận án chỉ ra sự tương quan mạnh giữa tăng trưởng thương mại nội địa và hệ số Gini chung cả nước trong ít nhất trong khoảng hai thập kỷ gần đây (Hình 3.11). Để củng cố thể kết luận về chiều hướng tác động, tác giả dẫn lại một nghiên cứu thực chứng về tác động của thương mại đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong giai đoạn 2002-2012 của nhóm tác giả Chu Minh Hội và Đồng Bích Ngọc [6]. Theo đó, kết quả định lượng dựa trên dữ liệu cấp tỉnh cho thấy các tỉnh có mức độ phát triển thương mại (tính bằng tỷ lệ % giữa doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ so với GDP) cao hơn 1 điểm phần trăm so với một tình khác thì bình quân sẽ có hệ số Gini cao hơn từ 0,096% đến 0,13%. Thương mại là một biến số kinh tế có thể tạo ra ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sinh kế của đông đảo các tầng lớp dân cư, sự phát triển thương mại phản ánh khả năng tiếp cận thị trường, giá cả và đa dạng hóa các hoạt động sinh kế. Tuy nhiên, quan hệ thuận chiều giữa mức độ phát triển thương mại và tình trạng bất bình đẳng cho thấy cơ

hội sinh kế tạo ra từ sự phát triển thương mại như thế có thiên hướng hỗ trợ cho nhóm giàu nhiều hơn là cho nhóm nghèo. Vì vậy, thông qua kênh thương mại, phát triển tài chính ở Việt Nam ít nhất cho tới nay đã tác động làm gia tăng bất bình đẳng chung.

Tổng kết lại, mặc dù còn có những hạn chế về dữ liệu thống kê cho việc dẫn chứng thực tế sự tác động của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhâp

Việt Nam thông qua tác động vào đầu tư và thương mại cũng như thông qua tăng trưởng, tác giả luận án đã cố gắng đưa ra các luận điểm và chỉ ra những căn cứ thực chứng cho các luận đó. Trong giới hạn các tài liệu thu thập được, tác giả luận án nhận định chung là quy mô thị trường tài chính, thị trường tín dụng ở Việt Nam đã trải qua một gia đoạn bủng nổ, dù không liên tục và ổn định, có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế, các hoạt động đầu tư và thương mại. Tuy nhiên, cũng thông qua các kênh này, phát triển tài chính đã tăng cường tình trạng bất bình đẳng chung cả nước. Việc có thể tìm ra các căn cứ thực chứng cùng với luận giải các nguyên nhân sẽ giúp đưa ra những hàm ý chính sách có ý nghĩa thiết thực đối với việc duy trì bất bình đẳng ở mức độ hợp lý trong khi vẫn thúc đẩy tăng trưởng và các hoạt động kinh tế.

Một phần của tài liệu LUAN AN - CMH (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w