6. Cấu trúc của luận án
2.3.3 Lý thuyết thẩm thấu
Giả định trong một nền kinh mà các hộ gia đình có thể được nhóm thành 3 nhóm theo tình trạng thu nhập, gồm: nhóm nghèo nhất, nhóm trung lưu, và nhóm giàu nhất. Sự tương tác của hộ gia đình trong nền kinh tế có sự hiện diện của thị trường tín dụng có thể được minh họa một cách sơ đồ hóa như Hình 2.2 phía dưới. Cụ thể hơn, các đặc điểm của hộ, theo nghĩa rộng bao gồm cả đặc điểm chủ quan của hộ (trình độ học vấn, quy mô gia đình) và cả các đặc điểm bên ngoài (môi trường kinh tế, thể chế, văn hóa) sẽ ảnh hưởng tới việc các hộ lựa chọn sự kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra thu nhập.
Yếu tố tín dụng: Đặc điểm của hộ: Cho vay
Điều kiện sống, nhà ở, quy mô hộ, Hộ gia trình độ chuyện môn.
đình/cá Môi trường kinh tế: Đi vay
thể
Thể chế, chính sách, văn hóa, thị trường
Yếu tố sản xuất:
Đất đai, vốn con người, công nghệ, vốn tài chính
Lãi Lợi nhuận – suất (LS+CPGD) Thu nhập
Hình 2.2: Tương tác giữa hộ gia đình và thị trường vốn Nguồn: Tham khảo từ Ellertson [55] và cải biến của tác giả Một hộ bất kỳ có thể tham gia thị trường vốn trong vai trò của bên cho vay thông qua việc gửi tiết kiệm tại một TCTD, hoặc trong vai trò của bên đi vay. Chi phí giao dịch (bao gồm cả lãi suất cho vay) và nhu cầu đầu tư là các yếu tố quyết định hộ sẽ tham gia thị trường hay không và nếu tham gia thì trong vai
trò của bên nào. Nhóm nghèo thường là nhóm có năng suất thấp và tham gia kém năng động vào các hoạt động kinh tế, nên trong bối cảnh thị trường vốn chưa phát triển, lãi suất cho vay (LS) và chi phí giao dịch (CPGD) có thể lớn hơn tỷ suất lợi nhuận mà nhóm nghèo tạo ra. Vì thế, thay vì thực hiện dự án đầu tư, nhóm nghèo sẽ cho vay trên thị trường tài chính để hưởng lãi suất tiết kiệm nhằm tối đa hóa lợi ích thu được.
Với nhóm trung lưu, họ có nhu cầu đầu tư lớn hơn và tỷ suất lợi nhuận trong dự án đầu tư của họ đủ lớn để bù đắp lại lãi suất và chi phi giao dịch, nên họ có thiên hướng tham gia thị trường vốn với tư cách của bên đi vay hơn là bên vay. Với nhóm giàu nhất, nếu quá trình tích lũy tài sản đủ lớn, nhóm này sẽ thực hiện các dự án đầu tư của mình bằng phần vốn tự có, và rất có thể sau đó vẫn dư thừa một lượng vốn. Hành vi tối đa hóa lợi ích sẽ dẫn nhóm này tới việc trở thành bên cho vay trên thị trường tài chính để thu thêm khoản lãi suất từ phần vốn dư thừa sau đầu tư.
Với các lựa chọn của từng nhóm hộ gia đình như vậy, sau một thời kỳ đầu tư và tăng trưởng, không kể các nhân tố khác, thu nhập tăng thêm nhờ vào sự hoạt động của thị trường vốn đối với nhóm nghèo chỉ là khoản lãi suất tiết kiệm, với nhóm trung lưu là chênh lệch giữa lợi nhuận thăng thêm của khoản đầu tư từ vốn tín dụng với lãi suất và chi phí giao dịch, và của giàu nhất bao gồm cả lợi nhuận từ đầu tư và lãi suất. Dễ ràng thấy rằng thu nhập của giàu nhất có tác động thẩm thấu tới nhóm trung lưu ở một mức độ nào đó, nhưng không có tác động tới nhóm nghèo, và bất bình đẳng giữa nhóm nghèo nhất và các nhóm giàu hơn có xu hướng tăng lên. Một cách tổng quát, chỉ khi nào chi phí giao dịch đủ thấp và nhu cầu đầu tư của các nhóm giàu hơn trở nên bão hòa, khi mà vốn dư thừa trong nền kinh tế thông qua thị trường vốn chuyển từ các nhóm giàu hơn sang các nhóm nghèo hơn để biến nhóm giàu thành bên cho vay và nhóm nghèo thành bên đi vay, thì sự phát triển tài chính mới có thể giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập. Ngay cả như vậy, nếu không có sự can thiệp bằng chính sách nhà nước, bất bình đẳng sẽ hội tụ về một mức ổn định trong dài hạn.