6. Cấu trúc của luận án
2.5.2 Chất lượng thể chế
Tác động làm gia tăng hay thu hẹp bất bình đẳng thu nhập của phát triển tài chính phụ thuộc vào chất lượng thể chế của một quốc gia. Nhóm các học giả của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gồm Jaumotte, Lall và Papageorgiou [71] lập luận nếu một quốc gia có nền thể chế yếu, hệ thống tài chính phát triển có thể mang tới kết quả là các nguồn lực được dồn về phía những nhóm giàu có, hoặc nhóm có sức mạnh kinh tế và chính trị. Chẳng hạn, ở những nước đang phát triển, sở hữu hoặc quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản bất động sản có thể được dùng làm tài sản thế chấp khi hộ gia đình muốn vay tín dụng; nhưng nếu pháp luật về đất đai đầy đủ và hoàn thiện, nó sẽ ngăn cản khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. Tượng tự, thể chế giám sát trên thị trường yếu kém sẽ dẫn tới rủi ro đạo đức là các ngân hàng sẽ bắt tay với giới chính trị hoặc người có quyền lực để điều tiết các nguồn tín dụng vào các dự án đầu tư có lợi cho các nhóm này, hơn là điều tiết vào các khu vực sản xuất nhỏ lẻ.
Việc nhà nước bằng mênh lệnh hành chính tạo ra một sự áp chế tài chính trong khi thiếu khung khổ quản trị và khả năng tổ chức cũng có thể dẫn tới các
hành vi đầu cơ trục lợi. Chẳng hạn như việc áp đặt một mức trần lãi suất huy động trong khi các ngân hàng hoàn toàn có thể huy động với mức lãi suất cao hơn sẽ dẫn tới hiện tượng đầu cơ lãi suất trong nội bộ hệ thống ngân hàng; ngược lại, nếu áp đặt một mức lãi suất cho vay rất thấp sẽ dẫn tới hiện tượng người dân không gửi tiết kiệm, trong khi nhà đầu tư có nhu cầu vay rất lớn dẫn tới sự mất cân đối cung-cầu tín dụng, về dài hạn không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn trong ngắn hạn sẽ làm tăng thu nhập của nhà đầu tư trong khi thu nhập của người gửi tiền hầu như không đổi, khiến bất bình đẳng gia tăng. Ở một góc nhìn khác, một chính phủ cũng có thể huy động vốn tùy ý trên thị trường tài chính để phục vụ cho chi tiêu công nếu như pháp luật về quản lý NSNN lỏng lẻo, qua đó lấy mất phần tín dụng lẽ ra đi vào khu vực tư nhân đã chuyển sang khu vực nhà nước, có thể tăng cường khoảng cách thu nhập giữa người làm việc trong khu vực nhà nước với người làm việc trong khu vực ngoài nhà nước.