Khái quát về nghệ thuật múa

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 36 - 37)

Múa là một phần quan trọng của các xã hội con người và hệ thống văn hoá. Múa được tạo ra từ những biểu hiện thấm đượm văn hoá ở trong phạm vi của bối cảnh xã hội và văn hóa tín ngưỡng, văn hóa dân gian. Múa còn truyền tải thông tin, ý nghĩa như nghi lễ, lễ hội và giải trí. Nghệ thuật múa là một thành tố văn hóa tồn tại, hình thành, phát triển trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam. Từ thời tiền sử, sơ sử văn hóa múa đã hiện diện và không thể thiếu vắng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nó trở thành một nhu cầu thiết yếu của xã hội và một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người. Sự tồn tại ấy theo guồng quay của lịch sử, qua các thời kỳ biến đổi của xã hội [45, tr. 61- 62].

Múa là một môn nghệ thuật hiện thân của cái đẹp, là một trong những loại hình nghệ thuật được biểu đạt bằng ngôn ngữ riêng, thông qua động tác, hình thể. Cái đẹp vốn tồn tại trong tâm thức của từng con người biểu hiện trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Một trong những loại hình nghệ thuật đặc trưng biểu hiện của cái đẹp là nghệ thuật múa. Có thể nói, cái đẹp là cội nguồn của hình thái ý thức xã hội, tồn tại và phát triển trong thực tiễn, trong cuộc sống của con người, trong mọi lĩnh vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ thời nguyên thủy tới ngày nay. Tư tưởng thẫm mĩ, cảm xúc thẫm mĩ, hưởng thụ thẫm mĩ là nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, trong mọi thời đại. Nghệ thuật múa có đặc trưng cơ bản, đặc trưng bản chất là thẫm mĩ - bản chất của cái đẹp.

luôn chiếm vị trí quan trọng. Múa luôn gắn với đời sống, thể hiện phong cách, tâm hồn và tình cảm của mỗi tộc người. Là cái nôi của âm nhạc cồng chiêng, với tiết tấu sôi nổi, các điệu múa được ra đời, mô tả động tác săn bắn, hái lượm, lao động sản xuất và bắt chước những hình ảnh thiên nhiên sinh động vây quanh.

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w