Công tác nghiên cứu sưu tầm

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 58 - 60)

Công tác nghiên cứu, sưu tầm múa Cơ Tu ở ba huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang tỉnh Quảng Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn trong cơn vũ bão của hội nhập và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã phần nào làm mai một nghệ thuật múa này. Một già làng đáng kính như CơLâu Năm ở huyện Đông Giang vốn đã biết nhiều nhờ nghe ông cha kể lại, ông rất chịu khó lặn lội khắp các thôn, bản trong làng để hỏi han sưu tầm, truyền đạt lại những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại. Nhưng đã qua thời gian chiến tranh và ảnh hưởng đời sống mới, dân cư, nhất là lớp trẻ bây giờ, ít hiểu văn hóa cội nguồn của mình, không thấy được sự quan trọng của phong tục tập quán nên không lo chăm sóc các di sản ông bà để lại, từ đó những điệu múa, cách đánh cồng chiêng nhiều thôn đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt.

Trước những thực trạng công tác nghiên cứu, sưu tầm múa Cơ Tu bị lãng quên thì ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết:

“Chính quyền địa phương huyện Đông Giang đã có Nghị quyết chuyên đề về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Thực hiện Nghị quyết này, trong giai đoạn 2010 - 2015, huyện Đông Giang đã tích cực đầu tư và hỗ trợ cho đồng bào các địa phương trong toàn huyện khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó có điệu múa Cơ Tu truyền thống. Chủ trương của huyện là hỗ trợ kinh phí và tận dụng vai trò của các già làng, các nghệ nhân dân gian để khôi phục và lưu truyền các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các dịp lễ hội nói chung và các dịp lễ hội của người Cơ Tu nói riêng để qua đó lưu truyền các loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này”.

Múa Cơ Tu là tuyệt tác, là tâm hồn và là biểu tượng của văn hoá truyền thống Cơ Tu.Vì vậy nó sẽ sống mãi trong đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Cơ Tu. Ðiều này thể hiện nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ bà con tộc người Cơ Tu bảo tồn lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian tộc người Cơ Tu cũng đã có nhiều đóng góp trong bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể. Tại một số xã trên địa bàn huyện đã tổ chức sưu tầm các truyện cổ dân gian, làn điệu dân ca, múa Tung tung Da dá, hát lý ghi âm lưu giữ, ngôn ngữ tiếng nói, chữ viết người Cơ Tu.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam - cơ quan thường trú tại khu vực miền Trung và các huyện miền núi phục dựng ghi hình để lưu giữ và phát huy một số lễ hội như: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội Cồng chiêng. Triển khai xây dựng mô hình du lịch thôn văn hóa cộng đồng, thành lập các đội văn nghệ múa Tung tung Da dá, Cồng chiêng. Đặc biệt đội cồng chiêng và đội văn nghệ múa Tung tung Da dá của huyện Đông Giang đã tham gia biểu diễn chương trình nghệ thuật tại các lễ hội lớn của tỉnh như: Tuần lễ văn hóa Quảng Nam tại Hà Nội,

giao lưu kỷ niệm kết nghĩa giữa hai tỉnh Quảng Nam và Thanh Hóa và tham gia chương trình văn nghệ nhân kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh Quảng Nam, 10 năm tái lập huyện. Gần đây nhất là đội múa và đội cồng chiêng đã tham gia chương trình diễn ca kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam vào tháng 3/2017.

Một phần của tài liệu 13.thuba (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w