Về nguyên tắc chung thì cơ chế quản lý trong mọi lĩnh vực mà Đảng ta đã đưa ra đó là: Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Trên cơ sở nguyên tắc chung đó thì công tác bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu trước hết có sự định hướng của tỉnh, cùng với đó là sự tăng cường quản lý văn hóa mà cơ quan đại diện là Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam. Việc xây dựng cơ chế quản lý và chính sách đối với hoạt động bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu theo chúng tôi Sở VHTT&DL cần thành lập nhóm nghiên cứu, tìm hiểu thực tế sau đó tiến hành hội thảo với sự tham gia đóng góp của các nhà văn hóa dân gian. Từ đó có những đề xuất tham mưu với tỉnh về cơ chế chính sách đối với hoạt động bảo tồn giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu.
Để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu, UBND tỉnh Quảng Nam cần chỉ đạo các ban, ngành liên quan cập nhật những quy định của pháp luận về di sản văn hóa, triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản chỉ đạo của Trung ương về phát triển văn hóa nói chung
và văn hóa phi vật thể nói riêng như Thông tư liên tịch số 94/2006/TTLT- BVHTT-BNV-BTC của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Ban hành các văn bản chỉ đạo trong việc lưu giữ tư liệu, quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về vai trò đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Từ đó nêu cao nhận thức trách nhiệm đóng góp, tham gia đời sống văn hóa cơ sở, tham gia bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu.
Chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với nghệ thuật múa Cơ Tu thông qua các văn bản pháp quy về nghệ thuật múa Cơ Tu vì các văn bản pháp quy có một ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu. Các văn bản pháp quy có thể điều hòa hành vi của con người, làm cho con người nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa Cơ Tu.
Kiện toàn chính sách bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa, khuyến khích các nhân tố có năng khiếu, ôm hiểu về nghệ thuật múa Cơ Tu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu gắn liền với công tác phát triển du lịch của địa phương. Đồng thời, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan tăng cường đầu tư, cấp kinh phí, hỗ trợ các nguồn nhân lực để phát huy giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu trong xã hội hiện đại.
Các cấp chính quyền cần xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến cơ chế hỗ trợ, chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân múa Cơ Tu vì hiện nay hầu hết các nghệ nhân truyền dạy đã lớn tuổi mà họ lại thành phần chính trong công tác tham gia truyền dạy múa Cơ Tu cho người dân địa phương nên nếu có chính sách ưu đãi động viên về tài chính thì sẽ phần nào giúp họ cải thiện được cuộc sống yên tâm mà giảng dạy cũng như tuyên
truyền vận động người dân tích cực tham gia. Có chính sách ưu tiên đối với cộng đồng để bảo tồn, lưu giữ các giá trị nghệ thuật múa Cơ Tu. Vì lẽ đó chúng ta cần có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần để tạo động lực tích cực say mê, nhiệt tình cho các nghệ nhân. Qua tìm hiểu thực tế trao đổi với các nghệ nhân chúng tôi đưa ra phương án chế độ chính sách ưu đãi như sau: Trước hết Sở VHTT & DL tỉnh Quảng Nam cần rà soát, kiểm kê các nghệ nhân múa Cơ Tu. Trên đó sẽ đưa ra những tiêu chí rõ ràng phù hợp thực sự có tính thiết phục. Chúng tôi đưa ra một số tiêu chí xét phong tặng như sau:
- Chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách nhà nướcvà pháp luật; có lối sống và phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng và hoạt động nghệ thuật múa Cơ Tu.
- Có nhiều đóng góp trong việc cung cấp tài liệu phục vụ công tác sưu tầm, nghiên cứu, sẵn sàn truyền dạy toàn bộ hiểu biết của mình cho thế hệ trẻ, được cộng đồng thừa nhận.
- Có thời gian tham gia trình diễn và truyền dạy 30 năm trở lên.
Sau khi đã đánh giá được những tiêu chí trên của nghệ nhân, chúng ta có thể hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Chúng tôi xin đề xuất hỗ trợ vật chất như sau:
- Cấp bằng công nhận của UBND tỉnh kèm theo tiền thưởng hoặc giá trị hiện vật.
- Tặng bằng công nhận và huy hiệu nghệ nhân dân gian của hội nghệ nhân dân gian Việt Nam.
- Được tham gia các hoạt động khoa học, hội thảo; mời tham gia các hoạt động do hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức như hội thảo, triễn lãm, biểu diễn.
tuyến huyện, tỉnh.
- Hưởng chế độ thăm hỏi khi ốm đau và chế độ mai táng phí như đối với cán bộ công chức - viên chức nhà nước.
Với những ý nghĩa thiết thực như vậy nhằm khích lệ tinh thần cho các nghệ nhân. Từ đó tạo động lực cho các nghệ nhân mang trong mình niềm say mê trình diễn và truyền dạy tạo niềm tự hào trong họ về những di sản của quê hương mình.