Các cơ quan quản lý văn hóa đã triển khai tốt chỉ đạo của Trung ương về cơ chế chính sách cho các nghệ nhân biểu diễn đã được các cấp chính quyền trong tỉnh có một số chính sách khuyến khích, tôn vinh những người tâm huyết, có công lưu giữ, truyền dạy và quảng bá nghệ thuật múa Cơ Tu. Họ là những hạt nhân nòng cốt, những con chim đầu đàn trong việc truyền dạy, phổ biến những điệu múa cho thế hệ trẻ. Một số nghệ nhân, già làng, trưởng bản được coi “là báu vật nhân văn sống” của người dân Cơ Tu. Bởi họ chính là người gần gủi nhất với các di sản này.
Dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam sống chủ yếu ở các huyện Tây Giang (chiếm hơn 90% dân số của huyện), huyện Đông Giang (73,23%)
và huyện Nam Giang (hơn 50%). Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 383 người được xếp vào lớp người có uy tín, trong đó, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong thời gian qua.
Theo tìm hiểu, người dân Cơ Tu đa số đều cho rằng, chế độ ưu đãi lớn nhất của họ nhận được không phải là kinh phí mà chính là sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương bởi khi tham gia lễ hội, để múa Tung tung Da dá thì từ người lớn đến trẻ em đều tham gia khi có lễ hội diễn ra. Mọi người khi tham gia biểu diễn đều đặt cái tâm lên hàng đầu, dâng lễ vật lên trời cầu cho mưa thuận gió hòa, họ không màng đến tiền bạc, danh tiếng. Sở VHTT& DL tỉnh Quảng Nam phối hợp với các huyện trong thời gian qua đã có những việc làm thiết thực đã giúp người dân Cơ Tu có điều kiện phát triển, hàng năm đều có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để tập luyện và biểu diễn.